Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều vật thể có hình dạng của các khối hình học như khối lập phương và khối hộp hình chữ nhật. Đây là những hình khối quen thuộc, không chỉ xuất hiện trong toán học mà còn trong nhiều ứng dụng thực tế.
Vậy, khối lập phương và khối hộp hình chữ nhật có đặc điểm gì đặc biệt? Cùng kienthuctieuhoc tìm hiểu Bài 21: Khối lập phương, khối hộp hình chữ nhật để khám phá những điều thú vị về các khối hình này nhé!
Kiến thức cần nhớ
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
* Ghi nhớ
+ Khối hộp chữ nhật và khối lập phương đều có 8 đỉnh, 6 mặt và 12 cạnh.
+ Các mặt của khối hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật.
+ Các mặt của khối lập phương đều là hình vuông.
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải hoạt động 1 trang 64 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
a) Có 4 cạnh được sơn màu xanh, 8 cạnh được sơn màu đỏ.
b) Vì các mặt của khối hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật nên tấm gỗ cần lắp vào mặt trước của chiếc khung sắt có dạng hình chữ nhật.
Chọn C.
Bài số 2: Giải hoạt động 2 trang 64 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
Hình lập phương gồm có 8 đỉnh. Ở gần mỗi đỉnh, bác Hà chạm 3 bông hoa.
Vậy bác Hà đã chạm tất cả số bông hoa là 3 x 8 = 24 (bông hoa)
Ta điền như sau: Bác Hà đã chạm tất cả 24 bông hoa.
Bài số 3: Giải luyện tập 1 trang 64 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
Con kiến cần bò qua 3 cạnh (đường màu cam) để đến chỗ hạt gạo.
Bài số 4: Giải luyện tập 2 trang 64 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
a) Khối lập phương gồm có 12 cạnh. Mỗi cạnh của đèn lồng dùng một nan tre.
Vậy mỗi chiếc đèn lồng cần dùng 12 nan tre.
b) Khối lập phương gồm có 6 mặt.
Mỗi mặt của đèn lồng dán một tờ giấy màu nên 1 chiếc đèn lồng cần dùng 6 tờ giấy màu.
Vậy 5 chiếc đèn lồng như vậy cần dùng 30 tờ giấy màu. (vì 6 x 5 = 30)