Bài 21: Thế giới trong trang sách – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 21: Thế giới trong trang sách – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 21: Thế giới trong trang sách – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Thế giới trong những trang sách thật kỳ diệu, trang sách có thể mở ra trước mắt em vô vàn cảnh đẹp, giải đáp những thắc mắc và tò mò của em.

Sách vẽ lên cho em những giấc mơ tươi đẹp và kể cho em nghe những câu chuyện về lòng nhân nghĩa, về đạo lý uống nước nhớ nguồn của ông cha.

1. Đọc

Câu 1: Chia sẻ với bạn về một bài học bổ ích từ những trang sách em đã đọc.

Trả lời:

– Mẫu 1:

Em chia sẻ với bạn về một bài học bổ ích từ những trang sách em đã đọc: Trong sách 10 vạn câu hỏi vì sao, em học được một bài học: để bảo vệ cơ quan tiêu hoá, em không được bỏ bữa ăn sáng, sau khi ăn không được chạy nhảy hoặc đi nằm luôn, trong khi ăn em không đùa nghịch, nói chuyện, ngồi thẳng người và ăn từ tốn. Làm như vậy sẽ giúp cơ quan tiêu hoá khoẻ mạnh.

– Mẫu 2:
Từ cuốn sách Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) mà em cảm nhận được những cảm xúc, suy nghĩ, trăn trở của Bác Hồ trong những ngày bị bắt giam ở Trung Quốc.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 21: Thế giới trong trang sách 

Từ ngữ:

Xứ sở: quê hương, đất nước.

Nhân nghĩa: lòng thương người và tôn trọng lẽ phải.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Thế giới diệu kì mà sách mang đến cho người đọc được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Câu 1 trang 106 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Thế giới diệu kì mà sách mang đến cho người đọc được thể hiện qua những hình ảnh:

trên trời lấp lánh vì sao, mặt biển xanh, cánh buồm nâu, bảy sắc cầu vồng, vũ trụ bao la, trái đất rộng, mặt trăng, ngọn lửa khát khao, những ước mơ, con đường dài, nhân nghĩa cha ông, dòng sông chảy về biển, tiếng mẹ ru.

Câu 2: Dựa vào khổ thơ thứ hai và những trải nghiệm đọc sách, nêu cách hiểu của em về câu thơ “Trang sách trả lời câu hỏi tuổi thơ”.

Trả lời:

Em hiểu câu thơ “Trang sách trả lời câu hỏi tuổi thơ” có nghĩa: tuổi thơ còn rất nhiều những bỡ ngỡ, những câu hỏi trước thế giới rộng lớn.

Nhờ những trang sách, những câu hỏi có lời giải đáp, kiến thức và trải nghiệm được nâng lên hơn nhiều cho các bạn nhỏ.

Câu 3: Khổ thơ thứ ba giúp em cảm nhận được gì về ý nghĩa của những trang sách đối với tuổi thơ

Trả lời:

Qua khổ thơ thứ ba, em cảm nhận được về ý nghĩa của những trang sách đối với tuổi thơ là giúp hun đúc, động viên các bạn nhỏ hãy biết ước mơ.

Những ước mơ gắn liền với quê hương, đất nước, ước mơ luôn phát triển và mơ tới những điều cao cả, những điều thật sự chỉ có trong mơ nhưng sẽ thành hiện thực trong tương lai, nhờ những cố gắng của bản thân.

Câu 4: Theo em, tác giả muốn nhắn gửi các bạn nhỏ điều gì qua khổ thơ cuối? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

  1. Nhân nghĩa là lẽ sống đẹp của dân tộc mà mỗi con người cần hướng tới.
  2. Qua những trang sách, ta nhận ra lẽ sống nhân nghĩa người xưa truyền lại.
  3. Nhớ về cội nguồn, gìn giữ truyền thống tốt đẹp cha ông để lại là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Trả lời:

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi: C. Nhớ về cội nguồn, gìn giữ truyền thống tốt đẹp cha ông để lại là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Câu 5: Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Em thích khổ thơ cuối trong bài. Vì em thấy trang sách giúp em hiểu về cuộc sống quá khứ, những gì đã diễn ra trước khi em được chào đời.

Cuộc sống không thể thiếu lịch sử, không thể không biết ơn những người đã đi trước gây dựng cuộc sống, nước non. Đó là truyền thống sống trước sau, có tình nghĩa quý báu của dân tộc Việt ta. Em cảm thấy thật tự hào khi là người Việt Nam.

2. Luyện từ và câu

DẤU GẠCH NGANG

Câu 1: Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để làm gì?

Câu 1 trang 106 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1 Luyện từ và câu

Trả lời:

Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để: D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Câu 2: Nêu đặc điểm về vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:

Câu 2 trang 107 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

a)

– Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

– Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu: về tên lúc nhỏ của Lê Quý Đôn, danh thế và giới thiệu về ông.

b)

– Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở đầu mỗi câu.

– Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu các ý liệt kê: mỗi câu là một nhà phát minh và phát minh tương ứng trong đời sống (có 3 phát minh được liệt kê).

c)

– Vị trí của dấu gạch ngang: nằm ở giữa câu.

– Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu các từ ngữ trong một liên danh: Phong Nha – Kẻ Bàng là một liên danh: thị trấn (hay vùng hang động) có tên Phong Nha kết hợp với một vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Nơi đây là Vườn quốc gia liên danh kết hợp Phong Nha – Kẻ Bàng.

Ghi nhớ 1 Bài 21: Thế giới trong trang sách Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu nào dưới đây dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?

Câu 3 trang 107 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích là ở các câu: (1) và (2).

Câu 4: Viết 2 – 3 câu về một danh nhân, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Trả lời:

– Mẫu 1:

Nguyễn Trãi – một nhà chính trị đại tài, một nhà văn lỗi lạc, một nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam. Chính ông là người tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để chống lại quân xâm lược nhà Minh với nước Đại Việt. Bình Ngô Đại

– Mẫu 2:

Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam giành độc lập từ thực dân Pháp – là một trong những vĩ nhân vĩ đại của thế kỷ 20.

Cuộc đời của ông gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mang lại hòa bình và tự do cho hàng triệu người dân Việt Nam.

3. Viết

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN

THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN

Câu 1: Đọc câu chuyện dưới đây và trao đổi với bạn.

Câu 1 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

  1. Vì sao người chị khuyên em không nên phá tổ chim?
  2. Theo lời người chị, loài chim có ích gì đối với con người?
  3. Câu chuyện này giúp em nhận ra điều gì?

Trả lời:

a)

Người chị khuyên em không nên phá tổ chim vì: lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết.

b)

Theo lời người chị, loài chim có ích đối với con người là: chim sẽ hát ca, bay lượn, ăn sâu bọ giúp ích con người.

c)

Câu chuyện này giúp em nhận ra: mọi loài vật cũng cần được nâng niu, chăm sóc và bảo vệ.

Câu 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 2 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1 1Câu 2 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1 2

Trả lời:

a)

Qua đoạn văn trên, người viết muốn nói rằng: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.

b)

Các câu văn trong đoạn ứng với phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn:

– Phần mở đầu: câu văn từ “Không nên phá tổ chim” đến “cảm xúc khó quên”: giới thiệu về tên câu chuyện và ấn tượng ban đầu của bản thân với câu chuyện.

– Phần triển khai: các câu văn từ “Câu chuyện kể về một em nhỏ” đến “trân trọng sự sống của muôn loài”: kể tóm tắt lại nội dung câu chuyện kết hợp với cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước các sự việc câu chuyện; bài học và điều rút ra từ câu chuyện.

– Phần kết thúc: câu văn từ “Gấp trang sách lại” đến hết: Bộc lộ cảm xúc trước ý nghĩa nhân văn của câu chuyện.

c)

Trong đoạn văn, những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết:

– Những từ ngữ: giản dị, cảm xúc khó quên, nhẹ nhàng, thấm thía, xúc động, ý nghĩa nhân văn, cao đẹp, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, yêu quý, trân trọng, quấn quýt, in đậm trong tâm trí.

– Những câu văn:

+ Không nên phá tổ chim là một câu chuyện giản dị nhưng lại mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên.

+ Lời khuyên của chị thật nhẹ nhàng mà thấm thía.

+ Câu chuyện tuy ngắn nhưng thật xúc động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn nếu chúng ta biết yêu quý và trân trọng sự sống của muôn loài.

+ Gấp trang sách lại, hình ảnh những chú chim non bé bỏng quấn quýt bên mẹ vẫn in đậm trong tâm trí tôi.

Câu 3: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

Câu 3 trang 108 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện:

– Một đoạn văn cần có đầy đủ 3 phần: Mở đầu, triển khai và kết thúc

– Mỗi phần cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nội dung như sau:

  • Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả và nếu ấn tượng chung về câu chuyện.
  • Triển khai: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện, nêu những điều yêu thích ở câu chuyện (nhân vật, sự việc, ý nghĩa của câu chuyện,…) và thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
  • Kết thúc: Khẳng định một lần nữa giá trị, ý nghĩa của câu chuyện hoặc nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.

Ghi nhớ 2 Bài 21: Thế giới trong trang sách Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

* Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Khám phá Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn trong chương trình học! Tìm hiểu cách so sánh và phân biệt độ dài của các vật thể một cách dễ dàng. Bài học thú vị và bổ ích!

26/12/2024

Bạn đã bao giờ muốn vẽ những nhân vật chibi nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Ngay hôm nay kienthuctieuhoc.com sẽ hướng dẫn bạn cách…

26/12/2024

Poker 789Win là tựa game bài đỉnh cao thu hút hàng triệu người chơi trên khắp thế giới nhờ luật chơi hấp dẫn và cơ hội thắng lớn. Tại 789Win,…

25/12/2024