Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Văn bản nói về việc bố Quy đã giúp cậu nhớ lại những trận mưa mà cậu từng trải qua, nhờ vậy cậu có thể viết một bài văn miêu tả cảnh mưa rào rất sinh động, đến mức cậu say mê viết mà quên cả nhìn lên bức tường chứa đầy những điều kỳ diệu.

1. Đọc

Câu 1: Nói về một điều tưởng tượng mà em mong là có thật.

Gợi ý trả lời:

Em mong có tồn tại thần tiên, siêu nhân,….

Em mong có chiếc đũa thần để biến mọi điều ước thành sự thật…..

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ 1Câu 2: Đọc Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.

Gợi ý trả lời:

Chi tiết tả không gian Quy đang ngồi học là:

– Bức tường trước mặt.

– Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng.

Câu 2: Hành động và suy nghĩ nào của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn?

Gợi ý trả lời:

– Hành động:

+ Chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt.

+ Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”

– Suy nghĩ: nghĩ đến bố và bức tường trước mặt.

Câu 3: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ?

Gợi ý trả lời:

Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép vì cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt.

Câu 4: Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? Tìm câu trả lời đúng.

  1. Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.
  2. Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.
  3. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
  4. Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.

Gợi ý trả lời:

Đáp án C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.

Câu 5: Theo em, vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa?

Gợi ý trả lời:

Quy có thể làm được bài văn mà không cần đến bức tường có những phép lạ là vì bố đã gợi cho Quy nhớ đến những cơn mưa mà cậu đã gặp, đã biết.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Tìm 3 – 5 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ.

Gợi ý trả lời:

Các tính từ có trong bài đọc là: xanh mát, rộng, lia lịa, bé tí, bồng bềnh, ướt sũng, rào rào, cắm cúi.

Câu 2: Viết 2 – 3 câu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng những tính từ tả tiếng mưa.

Gợi ý trả lời:

– Trời đổ mưa ào ào như thác, xối thẳng xuống mặt đất.

– Mưa đêm đông rơi tí tách từng giọt bên thềm, đem đến hơi nước lạnh buốt.

– Mưa rơi bì bõm xuống mặt hồ, rơi lách tách vào hàng hiên, rơi lộp độp vào cửa kính, tạo nên bản nhạc rộn ràng.

2. Viết

Viết bài 22: bức tường có nhiều phép lạ

Câu 1: Chuẩn bị.

– Em chọn đồ chơi nào để viết hướng dẫn? (đồ chơi làm bằng đất sét, bằng giấy, bằng bông,…)

– Cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi?

– Khi làm đồ chơi cần thực hiện những bước nào?

Gợi ý trả lời:

– Em chọn đồ chơi làm bằng giấy để viết hướng dẫn.

– Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu :

+ Giấy màu, giấy trắng

+ Kéo và bút

– Khi làm đồ chơi cần thực hiện các bước:

+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.

+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau

+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới

+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là đã hoàn thành con gà.

Câu 2: Lập dàn ý.

Câu 2 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Chuẩn bị:

+ Giấy màu, giấy trắng

+ Kéo và bút

– Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.

+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau

+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới

+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là đã hoàn thành con gà.

Câu 3: Viết hướng dẫn theo dàn ý đã lập.

Gợi ý trả lời:

Để làm một con gà bằng giấy, chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và làm theo hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị:

+ Giấy màu, giấy trắng

+ Kéo và bút

– Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.

+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau

+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới

+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên.

Vậy là chúng ta đã có một chú gà bằng giấy hết sức đáng yêu đúng không nào.

Câu 4: Đọc soát và chỉnh sửa.

Câu 4 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa.

3. Nói và nghe

Kể chuyện

NHÀ PHÁT MINH VÀ BÀ CỤ

                                                           (Theo Tiếng Việt 3, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1: Nghe kể chuyện và ghi lại những sự việc chính.

Câu 1 trang 100 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Em nghe cô giáo kể chuyện.

– Ghi lại những sự việc chính: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu

Gợi ý trả lời:

  • Ảnh 1:

Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

  • Ảnh 2:

Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :

– Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?

– Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?

– Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

  • Ảnh 3:

Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:

– Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:

– Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

  • Ảnh 4:

Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :

– Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !

Bà cụ cười móm mém:

– Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !

Câu 3: Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em ấn tượng với sự thân thiện, gần gũi và việc giữ lời hứa của Ê-đi-xơn. Mặc dù là nhà bác học nổi tiếng nhưng Ê-đi-xơn vẫn nói chuyện rất thân thiết với bà cụ.

Khi xe điện được chạy thử, dù có rất nhiều người xếp hàng để mua vé nhưng Ê-đi-xơn vẫn giữ đúng lời hứa, mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên.

* Vận dụng

1. Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ.

2. Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 7: Mặt trời xanh của tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024