Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 22: Để cháu nắm tay ông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.
1. Đọc
Câu 1: Kể về một lần em cảm thấy xúc động trước cử chỉ hoặc việc làm của người thân.
Gợi ý trả lời:
– Mẫu 1:
Em rất nhớ một lần, mẹ chăm sóc em lúc ốm. Vì đau họng và sốt cao, em không thể thoải mái ăn uống được. Mẹ cẩn thận, từ từ đút từng miếng cháo cho em no bụng. Em thấy thật thương mẹ mà cố ăn cho chóng khỏi bệnh.
– Mẫu 2:
Năm lớp 1, bà của em đã đạp xe đưa đón em tới trường mỗi ngày. Buổi sáng, bà chở em đi học, chiều lại đón về. Bà cũng chở em đến các lớp học múa, học phụ đạo cuối tuần. Dù mưa, dù nắng bà vẫn luôn chở em đến lớp đúng giờ, chẳng bao giờ để em phải đứng đợi lúc về. Em rất biết ơn bà.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở đâu?
Gợi ý trả lời:
Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở Tháp Bà Pô-na-ga.
Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy ông ngoại ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động
Gợi ý trả lời:
Chi tiết cho thấy ông ngoại ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động là:
- Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo.
- Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian.
Câu 3: Dương đã thay đổi những suy nghĩ về ông như thế nào?
Gợi ý trả lời:
– Trước khi đi du lịch, Dương nghĩ ông rất nhanh nhẹn. Ông còn đưa đón Dương đi học và chơi trò cá ngựa cùng Dương.
– Trong khi đi du lịch, Dương nhận ra ông đã già yếu đi, không còn khoẻ mạnh như trước và ông trở nên chậm chạp hơn.
Câu 4: Theo em, vì sao Dương nghỉ từ bây giờ mình mới là người đưa tay cho ông nắm?
Gợi ý trả lời:
Dương nghĩ từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm vì ông trở nên già già yếu đi, còn Dương thì khoẻ ra. Dương sẽ là người nắm tay ông dắt ông, là người bảo vệ và đồng hành cùng ông.
2. Viết
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Gợi ý trả lời:
a) Từ chỉ hoạt động: vác, đẩy, quay, đi về, làm.
b) Từ chỉ đặc điểm: dài, thẳng, dài, rộng, khỏe.
Câu 2: Tìm câu kể trong những câu dưới đây:
Gợi ý trả lời:
Các câu kể là:
b. Tháp Bà Pô-na-ga là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang.
c. Ông ngoại đưa đón Dương đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
d. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó mạnh mẽ hơn.
Câu 3: Xếp các câu kể ở bài tập 2 vào nhóm thích hợp:
Gợi ý trả lời:
a) Câu giới thiệu sự vật là câu: Tháp Bà Pô-na-ga là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang.
b) Câu nêu hoạt động là câu: Ông ngoại đưa đón Dương đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
c) Câu nêu đặc điểm là câu: Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó mạnh mẽ hơn.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Những câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc với người thân?
- Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
- Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh thẹn.
- Ông đưa đón nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
- Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Gợi ý trả lời:
Những câu văn thể hiện cảm xúc với người thân là:
- a. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
- d. Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Câu 2: Nói về 2 – 3 câu thể hiện cảm xúc của em khi nghĩ về một cử chỉ, việc làm của người thân.
G:
– Cử chỉ, việc làm nào của người thân gợi cảm xúc cho em?
– Em hãy diễn tả cụ thể cảm xúc đó.
Gợi ý trả lời:
– Mẫu 1:
Bố em rất thương yêu em. Trong một lần em bị ngã, bố nhẹ nhàng tới đỡ em dậy và hỏi: “Con có đau lắm không?”. Dù bị trầy da, nhưng bằng câu nói của bố, em cảm thấy không còn đau đớn gì nữa!
– Mẫu 2:
Nhìn ông cặm cụi làm chiếc diều cho em, em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Em chỉ muốn chạy đến bên ông và nói rằng mình yêu ông thật nhiều.
– Mẫu 3:
Khi em bị ốm, mẹ thức cả đêm để chăm sóc cho em. Mỗi lần em tỉnh dậy đều thấy mẹ đang ngồi bên cạnh. Em thương mẹ rất nhiều!
Câu 3: Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân.
Gợi ý trả lời:
– Mẫu 1:
Tớ rất yêu mẹ của mình. Mẹ tớ hay phải đi công tác xa nhà. Mẹ không thường ở bên chăm sóc nhưng luôn gọi điện nói chuyện cùng tớ. Mẹ nhắc tớ học, hỏi tớ có ăn uống đầy đủ không? Có đi học muộn không? Mẹ rất thương yêu tớ và bố nên mới đi làm vất vả như vậy! Tớ sẽ cố gắng học tập để cho mẹ vui lòng.
– Mẫu 2:
Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Hằng ngày, mẹ phải dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Mẹ vừa đi làm ở cơ quan, vừa chăm sóc cho gia đình em. Em biết mẹ rất vất vả nên mỗi lúc rảnh rỗi em lại giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Em rất yêu mẹ của em. Em mong mẹ có thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 4: Đọc lại đoạn văn em viết, phát hiện và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…).
4. Vận dụng
Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về tình cảm giữa những người thân trong gia đình, hoặc tình cảm với mọi vật trong nhà.