Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 22: Tớ là lê-gô – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.
1. Đọc
Câu 1: Nói tên một số đồ chơi của em. Em thích đồ chơi nào nhất?
Trả lời:
– Tên một số đồ chơi: búp bê, rô bốt, diều, bộ đồ nhà bếp mini, vịt con, gấu bông, quả bóng, bộ xếp hình, xe tăng mini, máy bay mini, lê-gô, bộ xếp hình tranh…
– Món đồ chơi yêu thích nhất: Học sinh lựa chọn và trả lời tên món đồ chơi mình thích.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Đồ chơi lê-gô còn được các bạn nhỏ gọi là gì?
Trả lời:
Đồ chơi lê-gô còn được các bạn nhỏ gọi là đồ chơi lắp ráp.
Câu 2: Nêu cách chơi lê-gô.
Trả lời:
Cách chơi lê-gô: kết hợp các mảnh ghép nhỏ bé lại với nhau để tạo thành nhà cửa, xe cộ, người máy theo ý thích; sau đó tháo rời ra để ghép thành những vật khác.
Câu 3: Trò chơi lê-gô đem lại lợi ích gì?
Trả lời:
Trò chơi lê-gô giúp cho các bạn nhỏ có trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn.
Câu 4: Chọn nội dung phù hợp với mỗi đoạn trong bài.
Trả lời:
- Đoạn 1 – c
- Đoạn 2 – d
- Đoạn 3 – a
- Đoạn 4 – b
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của những khối lê-gô.
Trả lời:
Khối nhỏ, đầy màu sắc, hình viên gạch, hình nhân vật tí hon, hình xinh xắn.
Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.
Trả lời:
– Em thích những quả bóng bay đầy màu sắc.
– Hộp bút của em có nhiều hình nhân vật tí hon.
– Anna là một nàng công chúa vừa xinh xắn lại dũng cảm.
– Mùa xuân, khu vườn trở nên rực rỡ nhờ các loài hoa đầy màu sắc đang nở rộ.
– Những chú kiến nhỏ xíu đang tha mồi về tổ.
– Em rất thích xem bộ phim hoạt hình về thế giới của người tí hon.
– Bộ xếp hình có nhiều hình xinh xắn.
2. Viết
Câu 1: Nghe – viết:
Câu 2: Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông:
Trả lời:
a. Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b. Người không học như ngọc không mài.
c. Mấy cậu bạn đang ngó nghiêng tìm chỗ chơi đá cầu.
Câu 3: Chọn a hoặc b:
Trả lời:
a) trung thu, chung sức, chong chóng, trong xanh.
b) chuông gió, chuồn chuồn, cuộn chỉ.
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm từ ngữ gọi tên các đồ chơi có trong bức tranh.
Trả lời:
Từ ngữ gọi tên các đồ chơi có trong bức tranh là: thú nhồi bông, búp bê, máy bay, rô-bốt (người máy), ô tô, siêu nhân, quả bóng, cờ cá ngựa, lê-gô, dây để nhảy.
Câu 2: Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết câu vào vở.
- rất, mềm mại, chú gấu bông.
- sặc sỡ, có nhiều màu sắc, đồ chơi lê-gô.
- xinh xắn, bạn búp bê, và dễ thương.
Trả lời:
a) Chú gấu bông rất mềm mại.
b) Đồ chơi lê-gô có nhiều màu sắc sặc sỡ.
c) Bạn búp bê xinh xắn và dễ thương.
Câu 3: Đặt một câu nêu đặc điểm của một đồ chơi.
Trả lời:
– Chiếc dây nhảy dây rất dài.
– Quả bóng có hình tròn như quả bưởi.
– Bộ xếp hình lê-gô có nhiều màu sắc rực rỡ.
– Chú gấu bông rất mềm mại.
– Bé búp bê thật ngộ nghĩnh.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Giới thiệu các đồ chơi mà trẻ em yêu thích.
Trả lời:
Một số món đồ chơi mà trẻ em yêu thích như: Búp bê, gấu bông, đồ hàng, máy bay, rô-bốt, siêu nhân, lê-gô,…
Câu 2: Viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích.
Trả lời:
– Mẫu 1:
Em rất thích đồ chơi gấu bông của em. Đó là món quà mẹ mua cho em nhân dịp sinh nhật. Chú gấu bông được làm từ lông mịn, có màu trắng tinh rất xinh xắn. Gấu bông to bằng người em, em có thể dùng ôm khi đi ngủ.
Với em, gấu bông như một người bạn đồng hành và chơi đùa cùng với em. Em rất yêu quý món đồ chơi này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận
– Mẫu 2:
Vào dịp nghỉ hè, bố đã tự tay làm một chiếc diều cho em. Chiếc diều được làm từ những thanh tre uốn cong, dán giấy mỏng rực rỡ màu sắc. Diều hình cánh bướm. Phần đuôi diều có hai sợi dây dài. Khi bay lên, cánh diều chao liệng, đuôi diều phấp phới tung bay. Em yêu chiếc diều nhỏ xinh này lắm.
4. Đọc mở rộng
Câu 1: Tìm đọc các bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể.
Trả lời:
Một số trò chơi tập thể phổ biến như: kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, … hoặc các hoạt động tập thể như múa hát, thi đố vui.
Câu 2: Ghi lại các bước tổ chức một trò chơi hoặc hoạt động tập thể em yêu thích.