Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Cùng bạn hỏi – đáp về những vật nuôi trong nhà.

Gợi ý trả lời:

A: Nhà cậu có nuôi con vật nào không?

B: Ở nhà tớ có nuôi ba chú mèo mướp đáng yêu và bụ bẫm lắm. Còn nhà cậu thì sao?

A: Nhà tớ có nuôi một chú chó rất oai phong và trung thành. Tớ yêu quý nó lắm!

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà 1Câu 2: Đọc Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Chú chó trông như thế nào trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ?

Gợi ý trả lời:

Ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông tuyệt xinh, lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.

Câu 2: Chú chó được đặt tên là gì và biết làm những gì?

Gợi ý trả lời:

Chú chó được đặt tên là Cúp. Cúp biết làm xiếc. Biết chui vào gầm giường lấy trái banh, đi lấy khăn lau nhà, đưa hai tay lên trước mỗi khi thấy người chìa tay. Mỗi khi nghe đọc truyện, Cúp nằm khoanh tròn lại. Thấy bạn nhỏ đi học về, Cúp chồm lên mừng rỡ.

Câu 3: Em hãy nói về sở thích của chú chó.

Gợi ý trả lời:

Chú chó rất thích nghe bạn nhỏ đọc truyện. Mỗi khi bạn nhỏ đọc cho chú nghe, chú lại nằm khoanh tròn trên lòng bạn nhỏ và ngủ từ lúc nào không hay.

Câu 4: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó. Em nghĩ gì và tình cảm đó?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết thể hiện tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó là:

  • Ngày ngày quấn quýt bên nhau
  • Mỗi khi bạn nhỏ đi học về, chú chó chạy vọt ra, chồm hai chân trước lên mừng rỡ
  • Bạn nhỏ cúi xuống vỗ về chú chó
  • Chú chó âu yếm dụi mõm vào chân bạn nhỏ

Em cảm thấy bạn nhỏ và chú chó giống như những người bạn thân thiết của nhau.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về những người bạn trong nhà (vật nuôi, đồ đạc,…) và viết phiếu đọc sạch theo mẫu.

Câu 1 trang 108 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Tên bài: Bài thơ Cún con.

– Tác giả: Nguyễn Phùng.

– Tên cuốn sách: Chùm thơ, bài đồng dao về con vật.

Nội dung của bài: Miêu tả chú cún mà mẹ mua cho em. Chi tiết trong bài làm em cảm thấy thú vị hoặc cảm động: Em cho cún ngủ bên giường/ Giờ đây cún được yêu thương nhất nhà.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 2: Trao đổi với bạn về những chi tiết làm em cảm thấy thú vị và cảm động.

Gợi ý trả lời:

– Chi tiết trong bài làm em cảm thấy thú vị hoặc cảm động: Em cho cún ngủ bên giường/ Giờ đây cún được yêu thương nhất nhà

– Cho chú cún ngủ bên giường, hẳn bạn nhỏ rất yêu quý, coi chú cún như người bạn của mình. Mình cũng có một chú cún trong nhà, mình yêu quý nó như trong bài thơ Cún con vậy!

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm sau:

Câu 1 trang 109 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Vật nuôi: chó, cá vàng, con gà, con heo, con thỏ, con chuột, thỏ, chim sáo, vẹt, rùa, ba ba, chuột, vịt, ngan, ngỗng, bò, trâu, dê,…

– Đồ đạc: bàn ghế, cặp sách, quyển vở, tivi, đồ chơi, đồng hồ báo thức, chiếc gương, bức tranh, tủ lạnh, bàn ăn, giường, tủ, bát, đĩa, thìa, điều hòa, quạt giấy, bếp ga, rổ, giá, bàn học, đèn học,…

Câu 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 2 trang 109 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Cánh buồm trên sông được so sánh với sự vật: giống con bướm nhỏ.

– Nước sông được ví với: sao bay nhấp nháy.

Câu 3: Tìm hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ dưới đây. Nêu tác dụng của hình ảnh so sánh.

Câu 3 trang 109 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Trong đoạn thơ 1 của Ngô Viết Dinh: tàu được so sánh với tay xoè rộng ra. Có tác dụng tả tàu cau toả rộng, hứng được cả nước mưa.

– Trong đoạn thơ 2 của Nhược Thuỷ – Phương Hoa: trăng tròn so sánh giống như cái đĩa. Có tác dụng chỉ độ tròn của trăng là rất tròn, làm cụ thể cái tròn đó bằng hình ảnh cái đĩa.

– Trong đoạn thơ 3 của Thanh Hào: sương trắng so sánh giống như chiếc khăn bông. Có tác dụng nói sương trắng bồng bềnh, đẹp và thành những dải quấn quanh núi như khăn bông.

– Trong đoạn thơ 4 của Lâm Thị Mỹ Dạ: lá cây được so sánh với áng mây. Có tác dụng chỉ lá cây mềm mại, mỏng manh, đến nỗi khi sờ cảm giác mềm mại như mây bồng.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Đọc bài Cái đồng hồ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Câu 1 trang 110 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

a) Từ ngữ tả

– Các bộ phận của đồng hồ là: nhựa màu trắng, kim sáng loá

– Âm thanh của đồng hồ: reo lên vang nhà, vang và trong, tí ta tí tách.

b) Câu văn có hình ảnh so sánh là:

+ Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo “ác” thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa.

+ Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm.

Câu 2: Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích.

Câu 2 trang 110 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Em rất thích chiếc cặp sách của mình. Mẹ mua cho em từ ngày đầu tiên học lớp 1. Chiếc cặp nhỏ nhắn ôm được cả lưng người em. Cặp có nhiều hoạ tiết, xanh đỏ rồi thêm cả những dòng chữ tiếng Anh nữa.

Cặp được làm bằng vải, em cảm thấy khi đeo không bị khó chịu tí nào! Nhờ cặp sách, em có thể mang bất cứ đồ dùng gì ngoài vở và bút như: đồ chơi, áo mưa, khăn lau bảng,… Em sẽ thật giữ gìn để chiếc cặp sách được đi học cùng em mỗi ngày.

– Mẫu 2:

Nhân dịp năm học mới, em được mẹ mua cho một chiếc hộp bút. Chiếc hộp được làm bằng vải, có màu xanh lá cây. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài là 20 xăng-ti-mét và chiều rộng là rộng 5 xăng-ti-mét. Mặt trên của hộp bút có in hình một chú lợn rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Hộp bút có hai ngăn, có khóa để đóng mở. Chiếc hộp bút giúp em đựng được các đồ dùng học tập khác như bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,… Em rất thích chiếc hộp bút này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

Câu 3: Chia sẻ đoạn văn của em trong nhóm, bình chọn các đoạn văn hay.

4. Vận dụng

Đọc đoạn văn tả đồ vật của em cho người thân nghe và xin ý kiến nhận xét, góp ý.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 50: Bài học đầu tiên của thỏ con trang 112. Mời các em học sinh, phụ huynh…

11/10/2024

Trong bài 43: Ôn tập hình học và đo lường, chúng ta sẽ cùng nhau tổng kết lại những kiến thức cơ bản về hình học và các đơn vị…

11/10/2024

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 45: Sự tích hoa cúc trắng trang 102. Mời các em học sinh, phụ huynh và các…

10/10/2024