Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 24: Cùng Bác qua suối – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.
1. Đọc
Câu 1: Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó.
Gợi ý trả lời:
– Lắng nghe ca khúc: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
– Cảm xúc của em: cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi được là thiếu niên nhi đồng, khi được Bác yêu thương quan tâm, đồng thời cảm thấy tự hào và quyết tâm cố gắng học tập, xây dựng đất nước.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những chi tiết nào (ở đầu câu chuyện) cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?
Gợi ý trả lời:
Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước.
Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sau: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần áo”, “Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận”.
Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?
Trả lời:
Gần qua suối, chợt Bác trượt chân, suýt ngã.
Câu 3: Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?
Gợi ý trả lời:
– Biết hòn đá có rêu trơn, Bác cúi xuống, nhặt hòn đá đặt lên bờ.
– Bác làm như thế vì muốn tránh cho người đi sau khỏi bị ngã.
Câu 4: Sắp xếp các sự việc cho đúng với trình tự trong câu chuyện.
Gợi ý trả lời:
Các sự việc đúng trình tự:
- Một chiến sĩ sẩy chân ngã.
- Bác dừng lại đợi và nhắc nhở anh chiến sĩ.
- Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc.
- Hai bác cháu tiếp tục lên đường.
Câu 5: Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy phẩm chất nào của Bác.
Gợi ý trả lời:
Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy Bác là người: cẩn thận, gần gũi, yêu thương tất cả mọi người,…
2. Đọc mở rộng
Câu 1: Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Gợi ý trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
|
– Ngày đọc: 24/08/2024.
– Tên bài: Thánh Gióng. |
– Tác giả: Dân gian, Nhà xuất bản Mĩ Thuật.
– Tên vị thần/ người có công: Thánh Gióng. |
Công lao của người đó: Thánh Gióng là người đã cứu dân làng, bảo vệ đất nước khỏi giặc Ân xâm lược. Khi giặc đến, Gióng đã lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đánh đuổi quân thù, mang lại bình yên cho đất nước. | Điều em nhớ nhất sau khi đọc: Thánh Gióng đã lớn lên một cách kỳ diệu, từ một cậu bé không biết nói, không biết cười trở thành người anh hùng vĩ đại cứu nước. Em ấn tượng với hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, để lại dấu ấn vĩnh cửu trong lòng dân tộc Việt Nam. |
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐ |
Câu 2: Kể với bạn về công lao của vị thần (hoặc người có công với đất nước) trong bài đọc.
Gợi ý trả lời:
Thánh Gióng diệt giặc Ân xâm lược vào thời Hùng Vương thứ 6.
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Giới thiệu một lễ (hoặc hội) mà em biết.
Gợi ý trả lời:
Tên lễ hội | Địa điểm tổ chức lễ hội | Các hoạt động trong lễ hội |
Lễ hội Gióng | Làng Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) | Lễ rước cờ, rước cơm chay, hội trận, lễ khao quân, lễ duyệt quân, tạ ơn thánh, lễ rửa khí giới,… |
Lễ hội chùa Hương | Hà Nội | Múa lân, dâng hương, thờ Phật, ngắm cảnh, leo núi, chơi động,… |
Lễ hội Gò Đống Đa | Hà Nội | Múa võ, đánh võ, thi đấu võ thuật, chơi các trò chơi thể thao,… |
Lễ hội Yên Tử | Quảng Ninh | Tham quan, chiêm bái, vãn cảnh,… |
Câu 2: Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội, trong đó có dùng dấu gạch ngang.
Gợi ý trả lời:
– Mẫu 1:
- Hỏi: – Hội Lim diễn ra vào dịp nào hàng năm?
- Đáp: – Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm.
– Mẫu 2:
- Hỏi: – Quê cậu có lễ hội gì nổi tiếng không?
- Đáp: – Có chứ, quê tớ rất nổi tiếng về Lễ hội Gò Đống Đa với các hoạt động múa võ, thi đấu võ thuật, chơi các trò chơi thể thao…
Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây:
Gợi ý trả lời:
– Tác dụng của dấu ngoặc kép: đánh dấu, trích dẫn nguyên văn lời nói của cô giáo.
– Tác dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu lời nói trực tiếp của em gái.
Câu 4: Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời thoại của nhân vật trong đoạn văn dưới đây:
Gợi ý trả lời:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền?” Yết Kiêu đáp: “Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng”.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
G:
– Tên nhân vật
– Tên câu chuyện kể về nhân vật
– Những điểm em yêu thích ở nhân vật
– Lí do em yêu thích nhân vật
Gợi ý trả lời:
Nhân vật mà em muốn kể đến là một phần tuổi thơ của biết bao bạn nhỏ, chính là chú mèo máy Doraemon. Doraemon là nhân vật trung tâm trong loạt truyện tranh nổi tiếng của tác giả Nhật Bản Fujiko F. Fujio.
Chú mèo máy này rất nhân hậu, luôn sẵn sàng dùng những bảo bối kỳ diệu của mình để giúp đỡ mọi người xung quanh. Đặc biệt Doraemon có một tình bạn vô cùng đẹp với Nobita – một cậu bé vụng về và ngốc nghếch.
Họ luôn đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Tình bạn ấy thật trong sáng và đáng ngưỡng mộ, là điều mà ai cũng ao ước có được.
Câu 2: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
4. Vận dụng
Sưu tầm tranh, ảnh, bài văn, bài thơ,… về Bác Hồ.