Bài 24: Chiếc rễ đa tròn – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 2 » Bài 24: Chiếc rễ đa tròn – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 24: Chiếc rễ đa tròn – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.

1. Đọc

Câu 1: Hát một bài hát về Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng.

Câu hỏi Bài 24: Chiếc rễ đa tròn trang 104 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời:

Em có thể hát theo bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 24: Chiếc rễ đa tròn trang 104 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức 1Câu 2: Đọc Bài 24: Chiếc rễ đa tròn trang 104 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức 2Câu 2: Đọc Bài 24: Chiếc rễ đa tròn trang 104 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức 3

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì?

Trả lời:

Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi đem trồng cho nó mọc tiếp.

Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?

Trả lời:

Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ lại thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc rồi vùi hai đầu rễ xuống đất.

Câu 3: Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy?

Trả lời:

Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy vì sau này nó mọc thành cây đa có vòng lá tròn, các em thiếu nhi có thể chui qua chui lại vòng lá ấy khi vào thăm vườn Bác.

Câu 4: Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào?

Trả lời:

Qua bài đọc, em thấy Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Chọn từ (cuốn, vùi, xới, trồng) phù hợp với mỗi chỗ trống:

  1. Chú (…) rễ này lại rồi (….) cho nó mọc tiếp nhé.
  2. Chú cần vụ (…) đất, (…) chiếc rễ xuống.

Trả lời:

a) Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé.

b) Chú cần vụ xới đất, trồng chiếc rễ xuống.

Câu 2: Tìm trong bài câu có dùng dấu chấm than. Câu đó dùng để làm gì? (chọn ý đúng)

  1. Nêu yêu cầu, đề nghị
  2. Thể hiện cảm xúc
  3. Kế sự việc, hoạt động

Trả lời:

Câu: “Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!” dùng để: a. Nêu yêu cầu, đề nghị.

2. Viết

Câu 1: Nghe – viết: Chiếc rễ đa tròn (Từ Nhiều năm sau đến hình tròn như thế).

Câu 2: Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam.

Trả lời:

Tên 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam: Mai An Tiêm, Trần Quốc Toản.

Câu 3: Chọn a hoặc b.

Câu 3 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 Phần Viết

Trả lời:

a) xe cứu thương, con cừu, cái địu.

b) đàn chim, quả hồng xiêm, đứng nghiêm, màu tím.

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Câu 1 trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Trả lời:

– Nhóm 1: Từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: yêu thương, chăm lo, quan tâm.

– Nhóm 2: Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ: kính yêu, nhớ ơn, kính trọng.

Câu 2: Chọn từ phù hợp để hoàn thành câu.

Câu 2 trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Trả lời:

a) Người dân Việt Nam lao động rất cần cù.

b) Các chú bộ đội chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ Quốc.

c) Người Việt Nam luôn thân thiện với du khách nước ngoài.

Câu 3: Quan sát tranh:

  1. Đặt tên cho bức tranh.
  2. Nói một câu về Bác Hồ.

Câu 3 trang 108 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Trả lời:

a) Gợi ý đặt tên cho bức tranh: Bác Hồ tưới cây; Bác Hồ và cây xanh,…

b) Nói một câu về Bác Hồ:

  • Bác Hồ rất yêu thiên nhiên.
  • Bác Hồ rất cần cù, tự mình chăm sóc cây xanh
  • Bác Hồ đang chăm chú tưới nước cho cây xanh.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.

– Em muốn kể về việc làm nào của Bác Hồ?

– Bác đã làm việc đó như thế nào?

– Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?

Trả lời:

– Em muốn kể về việc Bác Hồ trồng cây đa mới từ một chiếc rễ đa.

– Để làm việc đó, Bác đã: cuộn tròn chiếc rễ đa lại, buộc hai đầu vào hai chiếc cọc, rồi chôn cọc xuống đất và vùi rễ vào đất.

– Suy nghĩ của em về việc làm của Bác: đó là việc làm ý nghĩa với các em nhỏ, thể hiện được tình yêu thương và sự quan tâm của Bác dành cho các em thiếu nhi.

Câu 2: Viết 4 – 5 câu về việc em vừa kể ở trên.

Trả lời:

Khi đọc câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn”, em rất ngạc nhiên trước việc trồng cây đa của Bác Hồ. Một chiếc rễ đa bình thường rơi xuống đất, nhưng dưới bàn tay của Bác đã được trồng theo một cách rất đặc biệt.

Bác cuộn chiếc rễ thành hình tròn, sau đó buộc nó vào hai cọc để cố định, rồi mới vùi hai đầu rễ vào trong đất. Nhờ vậy chiếc rễ đa đã phát triển thành một cây đa hình tròn độc đáo, trở thành nơi vui chơi thú vị cho các em thiếu nhi.

Hành động này khiến em cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của Bác dành cho các em nhỏ – những mầm non tương lai của đất nước.

4. Đọc mở rộng

Câu 1: Tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ.

Trả lời:

– Câu chuyện 1:

Chiếc vòng bạc

Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:

– Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!

Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:

– Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.

Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

– Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

– Câu chuyện 2:

Quả táo của Bác Hồ

Vào một chuyến sang Pháp đàm phán với chính phủ Pháp về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước năm 1946, Bác đã được thị trưởng thành phố Pari mở tiệc tiếp đãi rất long trọng. Khi ra về, Bác lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi khiến mọi người rất ngạc nhiên về hành động đó.

Vừa ra đến cửa, Bác thấy có nhiều bà con Việt Kiều và người Pháp đến đón mừng Bác. Bác thấy một người mẹ bế cháu bé trên tay, Bác tiến lại gần bế cháu bé và cho bé quả táo mà Bác đã lấy trong bữa tiệc. Mọi người đều cảm động trước tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.

Câu 2: Kể lại câu chuyện đã đọc. Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện.

Trả lời:

– Câu chuyện 1:

Sau khi đọc câu chuyện “Chiếc vòng bạc,” em càng hiểu thêm về những phẩm chất đáng quý của Bác Hồ. Mặc dù công việc bộn bề, Bác vẫn không quên lời hứa với một em bé và đã mua tặng cô một chiếc vòng bạc như đã hứa.

Dù nhiều năm đã trôi qua và cô bé dường như đã quên mất lời hứa đó, nhưng Bác vẫn ghi nhớ và thực hiện. Điều này cho thấy Bác là một người luôn giữ chữ tín. Câu chuyện khiến em thêm kính yêu Bác, rút ra cho mình một bài học quý giá về sự trân trọng và giữ đúng lời hứa.

– Câu chuyện 2:

Cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện Quả táo của Bác Hồ: Bác Hồ luôn dành tình cảm cho thiếu nhi, dành sự quan tâm cho thiếu nhi từ những điều nhỏ nhất.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

03/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 24: Cùng Bác qua suối – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

02/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 23: Hai Bà Trưng – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

01/12/2024