Bài 25: Bay cùng ước mơ – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 25: Bay cùng ước mơ – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 25: Bay cùng ước mơ – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Văn bản nói về những ước mơ của các em nhỏ, mỗi em đều có những ước mơ của riêng mình.

1. Đọc

Câu 1: Quan sát tranh minh hoạ, đoán xem các bạn nhỏ đang nói chuyện gì.

Gợi ý trả lời:

Em đoán các bạn nhỏ đang nói chuyện về những quang cảnh xinh đẹp xung quanh.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 25: Bay cùng ước mơ 1Câu 2: Đọc Bài 25: Bay cùng ước mơ 2

Từ ngữ:

Bù nhìn: vật giả hình người, thường làm bằng rơm, dùng để dọa chim, thú.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện.

 Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

Thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện:

– Thời gian: buổi chiều.

– Địa điểm: bãi cỏ lưng đồi.

Câu 2: Các bạn nhỏ cảm nhận như thế nào khi quan sát ngôi làng và bầu trời?

Gợi ý trả lời:

Khi quan sát ngôi làng và bầu trời, các bản nhỏ thấy bức tranh ngôi làng của mình thật đẹp và khó có bức tranh nào đẹp hơn.

Câu 3: Các bạn nhỏ đã mơ ước những gì? Đóng vai một bạn nhỏ trong câu chuyện, nói về ước mơ của mình và giải thích vì sao mình có ước mơ đó.

Gợi ý trả lời:

– Các bạn nhỏ mơ ước rất nhiều điều: làm cô giáo, chú bộ đội, y tá, lái xe, phi công, lái tàu vũ trụ, họa sĩ,…

– Em ước mơ trở thành ca sĩ vì em rất thích hát, em muốn mang tiếng hát của mình đến với mọi người.

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh.

Gợi ý trả lời:

Em cảm thấy hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh rất đẹp, các bạn rất hồn nhiên, ngây thơ, thỏa sức bay lên, sáng tạo với những niềm ước mơ của mình.

Câu 5: Nếu tham gia vào câu chuyện của các bạn nhỏ, em sẽ kể những gì về ước mơ của mình?

Gợi ý trả lời:

Nếu tham gia vào câu chuyện của các bạn nhỏ, em sẽ kể về ước mơ trở thành nhà khoa học của mình. Em mơ ước trở thành nhà khoa học bởi vì em muốn sáng chế ra những điều mới lạ giúp cho xã hội ngày càng phát triển hơn.

2. Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ

Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp để tả độ cao tăng dần của mỗi con vật trong tranh:

Câu 1 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Con ngựa: hơi cao

– Con lạc đà: khá cao

– Con voi: cao

– Con hươu cao cổ: rất cao

Câu 2: Đặt 3 câu có dùng từ hơi, khá, rất, quá, lắm kết hợp với từ chậm hoặc nhanh để tả đặc điểm của các con vật theo mẫu.

Câu 2 trang 111 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Con rùa bò rất chậm.

– Ốc sên di chuyển quá chậm.

– Con mèo chạy hơi nhanh.

– Con ngựa phi nhanh lắm.

– Con báo di chuyển rất nhanh.

Câu 3: Tìm từ phù hợp thay cho mỗi ô vuông trong bảng dưới đây:

Câu 3 trang 111 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

trăng trắng trắng trắng tinh
đo đỏ đỏ đỏ sẫm, đỏ chót, đỏ tươi, đỏ thẫm
tím nhạt, tim tím tím tím đậm, tím sẫm, tím biếc
xanh nhạt, xanh non xanh xanh sẫm, xanh lá mạ, xanh đậm, xanh biếc

Câu 4: Từ ngữ nào có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây?

Câu 4 trang 112 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

  • Rất vàng -> vàng rực
  • Rất chậm -> chậm rãi, chầm chậm
  • Hơi xanh -> xanh xanh
  • Rất trong -> trong veo

3. Viết

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

Câu 1 trang 112 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

a)

– Phần mở bài:

  • Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.
  • Nội dung chính: Giới thiệu về chú rùa Su.

– Phần thân bài:

  • Từ “Chú rùa Su có” đến “tớ sẽ chờ”.
  • Nội dung chính: Miêu tả đặc điểm, hoạt động… của chú rùa Su.

– Phần kết bài:

  • Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.
  • Nội dung chính: Bạn nhỏ bày tỏ tình cảm với chú rùa Su.

b)

Phần thân bài có 2 đoạn.

– Đoạn 1: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là: mai, đầu, đôi mắt.

– Đoạn 2: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là:chân, móng, chăm đi bộ.

Câu 2: Nêu những điểm khác nhau giữa hai cách mở bài và hai cách kết bài dưới đây:

 Câu 2 trang 112 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

– Điểm khác nhau giữa hai cách mở bài:

  • Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp con vật muốn miêu tả.
  • Mở bài gián tiếp: Dẫn dắt, kể lại một câu chuyện, một thông tin để đi đến giới thiệu con vật muốn miêu tả.

– Điểm khác nhau giữa hai cách kết bài:

  • Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết cảm nghĩ về sự vật đang miêu tả mà không bình luận gì thêm.
  • Kết bài mở rộng: mở rộng thêm nội dung, đưa ra thêm nhiều vấn đề xung quanh sự vật được miêu tả.

Câu 3: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.

– Bố cục của bài viết.

– Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả,….

– Cách trình bày bài viết.

Gợi ý trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật:

– Bố cục bài viết: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

– Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả:

  • Chọn các đặc điểm tiêu biểu, đặc biệt của con vật đó (giúp phân biệt được nó với các loài vật khác)
  • Chọn các đặc điểm khác biệt giúp phân biệt con vật đó với các con vật khác cùng loài

– Cách trình bày bài viết: chia thành từng đoạn cụ thể phù hợp với nội dung miêu tả.

ghi nhớ bài 25: bay cùng ước mơ tiếng việt 4 tập 1

* Vận dụng

Quan sát một con vật (trong nhà, trong tranh ảnh hoặc trên tivi,…), tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó. Ghi chép và trao đổi với người thân những tính từ tìm được.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn giải chi tiết từng bài tập trong Bài 32: Luyện tập chung. Bí quyết giúp con học tốt môn Toán.

13/09/2024

Bài 31: Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch. Học cách xem giờ chính xác, hiểu về lịch và làm quen với các khái niệm thời gian qua các bài tập thực tế.

13/09/2024

Bài 30: Ngày – tháng – Mở rộng kiến thức về lịch và các phép tính liên quan đến thời gian.

13/09/2024