Bài 25: Những bậc đá chạm mây – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 25: Những bậc đá chạm mây – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 25: Những bậc đá chạm mây – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Kể về một người mà em cảm phục.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Người mà em cảm phục nhất chính là Bác Hồ. Bác đã hi sinh cả cuộc đời và hạnh phúc riêng của mình vì độc lập dân tộc. Một mình Bác với hai bàn tay trắng đã ra đi tìm đường cứu nước.

Dù đối mặt bao khó khăn, gian khổ, bước chân vĩ đại ấy cũng vẫn không hề dừng lại. Nhờ có Bác Hồ, mà đất nước ta có cuộc sống hòa bình, ổn định như hôm nay.

– Mẫu 2:

Em rất cảm phục chị Lan. Chị Lan là hàng xóm nhà em. Nhà chị Lan có hoàn cảnh khó khăn. Bố chị bị bệnh, không thể đi làm được. Một mình mẹ của chị phải đi làm và nuôi cả gia đình.

Chị Lan năm nay học lớp 9. Ngoài giờ đi học, chị Lan thường phụ mẹ làm nghề thủ công để kiếm thêm tiền. Dù khó khăn nhưng thành tích học tập của chị Lan rất tốt. Chị còn được đi thi Học Sinh Giỏi cấp Huyện nữa. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và cần phải học tập chị Lan rất nhiều.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 25: Những bậc đá chạm mây 1Câu 2: Đọc Bài 25: Những bậc đá chạm mây 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?

  1. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.
  2. Vì vùng biển gắn bó thường xuyên có bão lớn.
  3. Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.

Gợi ý trả lời:

Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi.

Chọn đáp án c.

Câu 2: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

Gợi ý trả lời:

Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông muốn mọi người khỏi phải đi xa vất vả, muốn tìm con đường lên núi ngắn nhất.

Câu 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Công việc làm đường của cố Đương rất nặng nhọc: ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Có vượn và chim luôn ở cạnh động viên ông.

Sau này, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Công việc này phải mất tới 5 năm để hoàn thành.

Câu 4: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy việc làm của cố Đương vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng bằng sự nỗ lực, không bỏ cuộc mà cố Đương đã hoàn thành được.

Điều này khiến cho người dân vui mừng, sung sướng mà ngỡ “lên tiên”, mơ ước về thứ xa vời là bậc thang đá được thành hiện thực.

Câu 5: Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Tôi là người dân cùng làng với cố Đương. Ông là vị lão có tiếng ở vùng bởi tính cần cù, không ngại khó. Sau một lần bão cuốn mất ngư cụ, làng tôi tưởng chừng không sống nổi với nghề kiếm củi vì đường lên núi quá xa. Dù rất muốn có đường đi nhanh hơn, nhưng cách ghép đá của cố Dương làm tôi bán tín bán nghi.

Liệu có dễ dàng mà làm được? Ấy vậy mà sau này, thấy lão làm được những bậc thang đầu tiên tôi rất bất ngờ. Thấy có vẻ đúng ý lão nói, tôi liền ra tay giúp sức. Cho tới năm năm sau, làng tôi đã có con đường ước mơ mang tên Truông Ghép, là cách để cảm ơn với cố Đương, hay cố Ghép của làng tôi.

– Mẫu 2:

Cố Đương tuy đã lớn tuổi nhưng lại không hề sợ khó khăn. Nhờ có cố Đương mà người dân trong xóm chúng tôi giờ đây có thể lên núi Hồng Lĩnh một cách dễ dàng. Chúng tôi rất biết ơn cố Đương.

2. Nói và nghe

Những bậc đá chạm mây

Câu 1: Quan sát các tranh minh họa, nói về sự việc trong từng tranh.

Câu 1 trang 114 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Tranh thứ 1: Một ngày mưa bão, gió to sóng lớn cuốn trôi mất thuyền bè, chài lưới của dân làng chài.

– Tranh thứ 2: Người dân đi kiếm củi mưu sinh. Song con đường lên núi Hồng Lĩnh rất xa và bất tiện. Bà con phải đi đường vòng rất xa vì sườn núi ở phía họ có vách dựng đứng.

– Tranh thứ 3: Cố Đương thấy bà con vất vả, liền nảy ý định ghép đá thành bậc thang đi lên núi. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi

– Tranh thứ 4: Dân trong làng thấy ý tưởng cố Đương hiệu quả, ra tay giúp sức để làm đường lên núi từ việc ghép đá. Sau năm năm, con đường được mở thành công.

Câu 2: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.

Gợi ý trả lời:

Đoạn 1 – Tranh 1:

Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Một ngày kia, một trận bão cuốn phăng thuyền bè, chài lưới của họ.

Đoạn 2 – Tranh 2:

Dân làng chỉ còn cách lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Sườn núi phía họ ở vách dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa

Đoạn 3 – Tranh 3:

Trong xóm, có ông lão luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Vì thế, mọi người gọi ông là cố Đương. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đương một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất.

Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Công việc biết bao nặng nhọc.

Đoạn 4 – Tranh 4:

Về sau, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Sau năm năm, cố Đương đã mở được con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh. Con đường được ghép bằng đá khiến cho việc lên, xuống núi rất tiện.

Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép, con đường vượt núi được gọi là Truông Ghép.

3. Viết

Câu 1: Nghe – viết: Những bậc đá chạm mây (từ Sau năm lần sim ra quả đến hết)

Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.

Câu 2 trang 115 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

a)

Buổi sáng ó o

trống gọi đấy

Mặt trời mau dậy

Đỏ xinh câu chào

 

Buổi trưa trên cao

Mặt trời tung nắng

Đùa cùng mây trắng

Ú oà ú oà.

 

Buổi chiều hiền hoà

Dung dăng dung dẻ

Mặt trời thỏ thẻ

Chẳng về nhà đâu

b)

Từ ngữ có tiếng chứa ăn là: con rắn, thằn lằn, con trăn.

Từ ngữ có tiếng chứa ăng là: ánh nắng, hoa trắng.

Câu 3: Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng).

Gợi ý trả lời:

– Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch: con chó, chim sẻ, chạy đua, chuồn chuồn, chào hỏi, chân tay, chính tả, bánh chưng, bún chả,…

– Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr: cá trê, con trâu, tròn xoe, mặt trời, mặt trăng, trái cây, buổi trưa,…

– Từ ngữ chứa tiếng có vần ăn: chăn màn, khăn mặt, tập làm văn, bắn súng, văn phòng, ngựa vằn, dài ngắn,…

– Từ ngữ chứa tiếng có vần ăng: đóng băng, đường thẳng, mọc răng, mướp đắng, trắng tinh, dấu bằng, dấu nặng, canh măng,…

4. Vận dụng

Kể lại một vài chi tiết em yêu thích trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây cho người thân nghe.

Gợi ý trả lời:

Công việc bê đá quả thực rất khó khăn. Đá ta thường thấy là đá viên nhỏ, còn đá mà cố Đương mang là đá tảng, đặc và rất nặng. Cố Đương là người bày ra ý tưởng, dù biết là gian nan nhưng ông không bỏ cuộc.

Sức khoẻ và sự cống hiến của ông còn lôi kéo cả được những người dân khác trong làng. Quả thực ta khâm phục với sức khoẻ của một ông lão.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 50: Bài học đầu tiên của thỏ con trang 112. Mời các em học sinh, phụ huynh…

11/10/2024

Trong bài 43: Ôn tập hình học và đo lường, chúng ta sẽ cùng nhau tổng kết lại những kiến thức cơ bản về hình học và các đơn vị…

11/10/2024

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 45: Sự tích hoa cúc trắng trang 102. Mời các em học sinh, phụ huynh và các…

10/10/2024