Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 2 » Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.

1. Đọc

Câu 1: Nói về những việc anh chị thường làm cho em.

Trả lời:

Anh chị thường: chơi cùng với em, nhường đồ chơi cho em, dẫn em đi chơi, cõng em, hát cho em nghe, đọc truyện cho em, ru em ngủ,…

Cau 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội 1Câu 2: Đọc Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy chị em Nết, Na sống bên nhau rất đầm ấm.

Trả lời:

Chị Nết có gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; Hai chị em ôm nhau ngủ,…

Câu 2: Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?

Trả lời:

Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy theo dân làng.

Câu 3: Nói về điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ.

Trả lời:

Điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ: Bàn chân Nết đang rớm máu, Bụt thương Nết nên đã giúp bàn chân Nết bỗng lành hẳn; nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.

Câu 4: Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội?

Trả lời:

– Vì hoa đẹp như tình chị em của Nết và Na.

– Vì hoa có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na.

– Vì hoa có nhiều hoa và nụ, giống như chị em quây quần bên nhau,…

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Câu 1 trang 110 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức

  1. Từ chỉ hoạt động
  2. Từ chỉ đặc điểm

Trả lời:

a) Từ chỉ hoạt động: chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu.

b) Từ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.

Câu 2: Đặt một câu nói về việc chị Nết đã làm cho em Na.

Trả lời:

– Chị Nết luôn nhường em.

– Chị Nết ôm em để em được ấm hơn.

– Chị Nết kể chuyện cho em nghe.

– Chị Nết cõng em đi tránh lũ.

2. Viết

Phần viết trang 111 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức

3. Nói và nghe

Câu 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh.

Câu 1 trang 111 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức

Trả lời:

– Tranh 1: Lúc đầu, hai anh em đã chia số lúa thu được thành hai phần bằng nhau, mỗi bên một nửa.

– Tranh 2: Người em nghĩ rằng “Anh mình còn phải nuôi vợ con, nếu phần lúa cũng bằng mình thì thật không công bằng”. Sau đó người em đem một phần lúa của mình để vào chỗ lúa của anh.

– Tranh 3: Người anh nghĩ rằng “Em trai sống một mình vất vả, nếu phần lúa cũng bằng mình thì thật không công bằng”. Sau đó, anh ra lấy một phần lúa của mình để vào chỗ lúa của em.

– Tranh 4: Một đêm hai anh em bất ngờ gặp nhau khi trên tay đang ôm bó lúa định để cho người kia. Quá xúc động, họ ôm chầm lấy nhau.

Câu 2: Nghe kể chuyện.

Trả lời:

Hai anh em

1. Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.

2. Đêm hôm ấy, người em nghĩ : “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh ấy thì thật không công bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

3. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ : “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của chúng ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng.” Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.

4. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.

Cho đến một đêm, hai anh em cùng ra đồng, rình xem vì sao lại có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau.

(Theo Tiếng Việt 2, NXB Giáo Dục, 2006)

Câu 3: Chọn kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

* Vận dụng

Kể cho người thân nghe những sự việc cảm động trong câu chuyện Hai anh em.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 17: Những cách chào độc đáo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh…

12/11/2024

Bắn cá online hiện là một trong những tựa game hot nhất trên thị trường, thu hút người chơi nhờ tính giải trí cao và phần thưởng hấp dẫn. Hãy…

12/11/2024

Bài 34: Ôn tập phép cộng, phép trừ giúp học sinh củng cố kiến thức tính toán cơ bản, nâng cao kỹ năng giải bài tập và tự tin trong các phép toán cộng trừ.

11/11/2024