Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Cùng bạn trao đổi về công dụng của các đồ vật dưới đây:

Câu hỏi Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

– Máy tính để bàn: đọc báo, xem phim, nghe nhạc, chơi game, học tập và làm việc online,…

– Máy giặt: giặt áo quần sạch sẽ mà không mất thời gian, sức lao động.

– Nồi cơm điện: nấu cơm, làm nóng cơm mà không mất thời gian, sức người.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Từ ngữ:

Viễn tưởng: tưởng tượng về những điều có trong tương lai xa xôi.

Cứu nạn: cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.

Vũ trụ: khoảng không gian mênh mông chứa các thiên hà.

Dự báo: báo trước những điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?

Gợi ý trả lời:

Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên năm 1920.

Câu 2: Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người?

Gợi ý trả lời:

Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch khiến người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy.

Câu 3: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?

Gợi ý trả lời:

Rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,…

Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,…

Câu 4: Theo em, vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?

Gợi ý trả lời:

Theo em, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì rô-bốt được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,…

Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?

Gợi ý trả lời:

Em mong có một con rô-bốt có thể tâm sự và trò chuyện khi em buồn.

2. Viết

Phần Viết Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Trong những câu thơ, câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?

Câu 1 trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

– Câu a: dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích.

– Câu b, c: dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê.

Câu 2: Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây. Vì sao em chọn dấu câu đó?

Câu 2 trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện từ và câu

Gợi ý trả lời:

– Điền dấu câu như sau:

Mèo Mun có sở thích đặc biệt: ăn cá. Thế là mèo mẹ mua về cho Mun ít cá tươi: 1 con rô, 2 con diếc,… Mẹ nướng cá lên. Mun vui lắm. Vừa ăn, chú vừa luôn miệng khen: Cá giòn, thơm và ngọt quá!”. Và chú cũng không quên một việc quen thuộc, nói lời cảm ơn mẹ.

– Em chọn dấu câu đó vì:

  • Sử dụng dấu hai chấm để liệt kê.
  • Sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Câu 3: Nói tiếp để hoàn thành các câu dưới đây:

  1. Rô-bốt được tạo ra để (…).
  2. Trai tráng khắp Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a để (…).
  3. Chúng ta cần học ngoại ngữ để (…).

Gợi ý trả lời:

a) Rô-bốt được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,…

b) Trai tráng khắp Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a để thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa,…

c) Chúng ta cần học ngoại ngữ để tích lũy tri thức, phục vụ bản thân trong tương lai,…

Câu 4: Cùng bạn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?.

M:

– Chúng ta tập thể dục, thể thao để làm gì?

– Chúng ta tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.

Gợi ý trả lời:

– Chúng ta làm việc nhà để làm gì?

– Chúng ta làm việc nhà để giúp đỡ cha mẹ.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Đọc bản tin sau và tìm thông tin ứng với các mục nêu bên dưới.

Câu 1 trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 Luyện viết đoạn

Gợi ý trả lời:

1 – Tên bản tin: Bản tin Giờ Trái Đất năm 2021.

2 – Hoạt động được thông báo trong bản tin: tắt các thiết bị điện.

3 – Địa điểm và thời gian của hoạt động:

  • Địa điểm: Việt Nam.
  • Thời gian: bắt đầu từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 27 tháng 3 năm 2021.

4 – Nội dung của hoạt động: các thiết bị điện đều được tắt. Sự kiện Giờ Trái Đất giúp chúng ta tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Câu 2: Viết một bản tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường.

Gợi ý trả lời:

Bản tin về việc dọn vệ sinh nơi bạn đang sinh hoạt

Tại khu vực bạn sinh sống, buổi tổng vệ sinh sẽ diễn ra từ 8h30 đến 10h sáng ngày 20/09/2024. Hoạt động này sẽ góp phần làm cho môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát và gọn gàng hơn.

Câu 3: Trao đổi bản tin em viết với bạn, bổ sung ý (nếu cần).

4. Vận dụng

Tìm đọc bài văn, bài thơ về đồ vật thông minh giúp con người trong công việc.

Ví dụ:

Vận dụng Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

03/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 24: Cùng Bác qua suối – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

02/12/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 23: Hai Bà Trưng – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

01/12/2024