Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 27: Những chiếc áo ấm – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.
1. Đọc
Câu 1: Quan sát tranh minh họa bài học, nói tên các nhân vật và đoán xem chúng đang làm gì.
Gợi ý trả lời:
– Trong bức tranh gồm có các con vật: ốc sên, tằm, thỏ, nhím, chim, bọ ngựa
– Những con vật đang:
- ốc sên – bò để kẻ đường trên tấm vải
- bọ ngựa – cắt vải theo vết kẻ của ốc sên
- tằm – nhả tơ làm chỉ
- thỏ, nhím – giữ vải, ghép lại để may áo
- chim – xâu chỉ, may áo
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào?
Gợi ý trả lời:
Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách quấn tấm vải lên người.
Câu 2: Vì sao nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm?
Gợi ý trả lời:
Nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm vì nhím thấy thỏ quấn tấm vải thì bị thổi xuống ao.
Câu 3: Mỗi nhân vật trong câu chuyện đã đóng góp gì vào việc làm ra những chiếc áo ấm?
M: Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.
Gợi ý trả lời:
Các nhân vật trong câu chuyện đã đóng góp để làm ra những chiếc áo ấm:
+ Thỏ dành tấm vải của mình để may áo.
+ Thỏ trải vải để may áo.
+ Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.
+ Nhím chắp vải, dùi lỗ.
+ Tằm dùng tơ làm chỉ để may áo.
+ Bọ ngựa cắt vải để may áo.
+ Ốc sên kẻ đường vạch để may áo.
+ Chim ổ luồn kim, may áo.
Câu 4: Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
– Em thích nhân vật nhím trong câu chuyện.
Vì nhím là nhân vật rất thông minh, tài giỏi và có tình yêu thương. Nhím đã giúp thỏ khều tấm vải vào bờ và nghĩ ra sáng kiến may áo cho mọi người đầu tiên. Vì thế mà mùa đông năm ấy, trong rừng ai cũng không bị lạnh.
– Em thích nhân vật chim ổ dộc nhất. Vì các bạn ấy có khả năng khâu vá rất giỏi.
– Em thích nhân vật tằm nhất vì tằm đã hi sinh tơ của mình để làm chỉ may áo cho thỏ.
Câu 5: Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
Gợi ý trả lời:
Sau khi đọc câu chuyện Những chiếc áo ấm, em học được một điều là phải biết giúp đỡ lẫn nhau. Khi cùng nhau làm việc thì sẽ đạt được hiệu quả cao.
2. Nói và nghe
Thêm sức thêm tài
Câu 1: Em thích học cá nhân, học theo cặp hay học nhóm? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
– Em thích học theo nhóm. Bởi vì khi học theo nhóm, em có thể trao đổi với các bạn nhiều hơn, rèn luyện khả năng trình bày và thảo luận nhóm. Hơn nữa, em còn có thể học hỏi thêm nhiều điều khác từ các bạn cùng học với mình. Được các bạn giải đáp những điều mà mình chưa hiểu rõ.
– Em thích học cá nhân. Vì khi học cá nhân, em dễ tập trung học hơn.
– Em thích học theo cặp. Vì khi học theo cặp, chúng em có thể chỉ cho nhau những lỗi sai, giảng cho nhau những điều chưa hiểu.
Câu 2: Kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia.
G:
– Hoạt động tập thể em tham gia là gì?
– Em cùng làm việc với những ai? Công việc em được giao là gì?
– Kết quả của hoạt động tập thể đó ra sao?
– Em có cảm nghĩ gì sau khi tham gia hoạt động đó?
Gợi ý trả lời:
– Hoạt động tập thể em tham gia là biểu diễn trong hội thi văn nghệ của trường.
– Em đã cùng làm việc với các bạn trong lớp. Công việc em được giao là đóng vai nhân vật thỏ trong câu chuyện “thỏ và rùa”.
– Kết quả của hoạt động tập thể đó là phần thi của lớp em đã đạt giải nhất.
– Em cảm thấy rất vui và tự hào. Em đã học được rất nhiều điều từ hoạt động đó.
3. Viết
Câu 1: Nghe – viết
Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.
Gợi ý trả lời:
a)
1. Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây.
2. Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu.
3. Cuội nằm lặng lẽ
Mơ về trần gian
4. Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
b)
– Hoa sen nở đẹp trong đầm
Mùi hương tinh khiết âm thầm tỏa bay
– Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói câu nặng lời.
– Đất màu trồng đỗ, trồng ngô
Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn.
– Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
4. Vận dụng
Kể với người thân về một hoạt động tập thể của lớp mà em thấy vui.