Bài 27: Tranh làng Hồ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 27: Tranh làng Hồ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 27: Tranh làng Hồ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Tranh làng Hồ có thể được xem như một di sản văn hóa quý báu của Việt Nam. Với chất liệu thủ công truyền thống và sự tỉ mỉ trong từng nét vẽ, những bức tranh làng Hồ khắc họa chân thực đến từng cử chỉ, điệu bộ của nhân vật, làm nổi bật sự dí dỏm, hóm hỉnh nhưng cũng rất gần gũi, giản dị của cuộc sống đời thường. 

1. Đọc

Câu 1: Thử đoán tên của những bức tranh dưới đây:

Câu hỏi trang 132 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Em đoán tên những bức tranh phía dưới, từ trái sang phải: Bức tranh đấu vật, Cưỡi trâu thổi sáo, tranh phú quý.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 27: Tranh làng Hồ 1Câu 2: Đọc Bài 27: Tranh làng Hồ 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài.

Trả lời:

Những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài là: Lợn ăn cây ráy, Đàn gà mẹ con.

Câu 2: Hai bức tranh Lợn ăn cây ráy và Đàn gà mẹ con được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Hai bức tranh Lợn ăn cây ráy và Đàn gà mẹ con được miêu tả: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

Câu 3: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

Trả lời:

Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có điểm đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá; Màu trắng điệp là những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

Câu 4: Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

  1. Vì họ đã phản ánh cuộc sống rất chân thực, giản dị, hóm hỉnh.
  2. Vì họ đã tạo nên những bức tranh từ tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.
  3. Vì kĩ thuật vẽ tranh của họ đã đạt đến mức độ sâu sắc, tinh tế.

Trả lời:

Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì: A. Vì họ đã phản ánh cuộc sống rất chân thực, giản dị, hóm hỉnh.

Câu 5: Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ.

Câu 5 trang 133 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ: Em thấy những màu sắc hài hoà, phù hợp, dịu mắt; các nét vẽ rõ ràng. Trông các bức tranh đều rất nhiều hoạ tiết, rất nhiều nhân vật và các hoạt động đa dạng, mỗi người, một vật một vẻ.

2. Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ

Câu 1: Xác định điệp từ, điệp ngữ trong những câu thơ, đoạn văn ở cột A. Chọn câu, đoạn phù hợp với ý nêu tác dụng của biện pháp đó ở cột B.

Câu 1 trang 134 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Câu Điệp từ, điệp ngữ Tác dụng
a Điệp ngữ “ngủ yên” lặp lại 2 lần. Lặp lại lời vỗ về của “cò mẹ” tạo nên âm hưởng của lời ru ngọt ngào, qua đó nhấn mạnh tình yêu thương của “cò mẹ” đối với con.
b Điệp ngữ “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng”, mỗi từ ngữ lặp lại 2 lần. Làm nổi bật các bộ phận của hoa sen, phần nào cũng đẹp đẽ, từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của loài hoa này.
c Điệp ngữ “thoắt cái” lặp lại 3 lần. Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của vạn vật qua các mùa.

Câu 2: Xác định điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp. điệp từ, điệp ngữ đó.

Câu 2 trang 134 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

– Điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ là: Ai sẽ.

– Tác dụng của biện pháp này là: Nhấn mạnh vai trò và vị trí của trẻ con trong cuộc sống, trong thế giới này. Trẻ con là những người ngây thơ, hồn nhiên và yêu cuộc sống, không thể thiếu để thế giới trở nên hiền hoà, hạnh phúc.

Câu 3: Viết 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc bài tập 2, trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

Trả lời:

Trẻ con là những mầm non của thế giới, mang đến sự tươi mới và màu sắc cho cuộc sống. Nếu không có trẻ con, thế giới có lẽ sẽ trở nên nhạt nhẽo và thiếu sức sống.

Sẽ không còn ai vô tư trò chuyện với hoa lá, không còn ai hồn nhiên vẽ màu vàng ươm cho biển cả, hay nghĩ ra cách nhốt hương thơm vào túi,…

Những hành động có vẻ ngô nghê và vô lý ấy lại chính là cách mà trẻ con cảm nhận và tương tác với thế giới, làm cho mọi thứ trở nên đẹp đẽ và vui tươi hơn. Thế giới nhờ có trẻ con mà luôn tràn đầy sự hồn nhiên, sáng tạo và niềm vui.

3. Viết

Phần Viết Bài 27: Tranh làng Hồ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Câu 1: Dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 26, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.

 Câu 1 trang 135 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

Trả lời:

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của Nguyễn Đình Thi đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Tác giả đã khéo léo phác họa một bức tranh làng quê Việt Nam đầy màu sắc và sinh động. Những hình ảnh quen thuộc như cánh đồng lúa bát ngát, với những cánh cò trắng nhẹ nhàng bay lượn, hay đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ ẩn hiện trong làn sương mờ đã được tác giả đưa vào thơ một cách chân thực.

Cảnh vật hiện lên bình yên, nhưng ẩn sau đó là những mất mát và đau thương mà nhiều thế hệ người Việt Nam đã phải trải qua trong chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập và tự do của đất nước.

Dù phải đối mặt với đau thương và máu lửa, dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên chiến đấu. Tình nghĩa thủy chung và tài năng của con người Việt Nam cũng được tác giả tôn vinh. Mỗi vùng đất đều có những nghề truyền thống lâu đời, minh chứng cho sự khéo léo và tài hoa của con người, được thể hiện qua hình ảnh “tay người như có phép tiên”.

Qua bài thơ, Nguyễn Đình Thi đã vẽ nên một bức tranh về đất nước Việt Nam tươi đẹp, đầy sức sống và thơ mộng.

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa.

Câu 2 trang 135 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1

* Vận dụng

Thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ dưới đây:

a. Đọc đoạn văn của em cho người thân nghe. Chia sẻ cảm xúc của em khi viết đoạn văn đó.

b. Đọc lại một bài thơ em yêu thích và ghi vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh…

14/11/2024

Bài 36: Ôn tập đo lường Toán 4 giúp học sinh củng cố kiến thức về đo độ dài, khối lượng, dung tích. Phát triển kỹ năng tính toán thực tế hiệu quả.

13/11/2024

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 21: Mai An Tiêm – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo…

13/11/2024