Bài 28: Con đường của bé – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 28: Con đường của bé – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 28: Con đường của bé – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Cùng nhau giải đố:

Câu hỏi trang 124 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Câu 1: Bác sĩ

– Câu 2: Giáo viên

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 28: Con đường của bé 1

Câu 2: Đọc Bài 28: Con đường của bé 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Ba khổ thơ đầu nhắc đến những ai? Công việc của họ là gì?

Gợi ý trả lời:

– Khổ thơ 1 nhắc đến phi công. Công việc của họ là lái máy bay trên bầu trời, đưa mọi người đi khắp nơi.

– Khổ thơ thứ 2 nhắc đến người lính hải quân. Công việc của họ là bảo vệ vùng biển của đất nước.

– Khổ thơ thứ 3 nhắc đến người lái tàu. Công việc của họ là lái những chuyến tàu chạy dài đất nước.

Câu 2: Bạn nhỏ kể những gì về công việc của bố mẹ mình?

Gợi ý trả lời:

– Công việc của bố: Làm việc trên giàn giáo cao, nối những khung sắt để dựng nên nhà mới.

– Công việc của mẹ: Làm việc trên cánh đồng, trồng lúa.

Câu 3: Qua hình ảnh những con đường, tác giả muốn nói điều gì?

  1. Nói về nghề nghiệp
  2. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên
  3. Nói về các loại phương tiện giao thông

Gợi ý trả lời:

Chọn đáp án a. Nói về nghề nghiệp.

Câu 4: Em hiểu “con đường trên trang sách” có nghĩa là gì?

  1. Con đường được vẽ trong sách
  2. Con đường khám phá kiến thức
  3. Con đường ta đi lại hàng ngày

Gợi ý trả lời:

Chọn đáp án b. Con đường khám phá kiến thức

Câu 5: Nói 2 – 3 câu về một con đường được tả trong bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Con đường em thích nhất là con đường trên trang sách. Mỗi ngày em đều được đến trường, gặp bạn bè, thầy cô và khám phá thêm những kiến thức mới rất bổ ích và thú vị.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một nghề nghiệp hoặc công việc nào đó và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 1 trang 108 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Tên bài: Đi bừa.

– Tác giả: Hoàng Dân.

– Tên cuốn sách: Thơ dành cho trẻ mầm non – chủ đề nghề nghiệp.

Nghề nghiệp của nhân vật trong bài: Nông dân. Cảm nghĩ của em về nghề nghiệp hoặc công việc đó: Em cảm thấy đây là một nghề rất vất vả, cực nhọc và rất đáng tôn trọng.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 2: Trao đổi thêm với bạn về lợi ích mà nghề đó mang lại cho cuộc sống.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:
Người nông dân trồng ra hạt lúa, rau, các loại lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người.

– Mẫu 2:
Những người nông dân không ngại khó khăn, gian khổ, nắng mưa để làm ra hạt gạo cho chúng ta. Nhờ có những người nông dân mà chúng ta có cơm ngon để ăn.

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm các từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.

Câu 1 trang 126 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

NGHỀ NGHIỆP

Tên nghề nghiệp Người làm nghề Công việc
Nghề y Điều dưỡng Chăm sóc bệnh nhân
Bác sĩ Chữa bệnh
Nghề dược Thầy thuốc Bán thuốc
Nghề nông Nông dân Trồng trọt, chăn nuôi

Câu 2: Tìm từ ngữ dùng để hỏi trong mỗi câu dưới đây.

Câu 2 trang 127 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Câu b: Từ để hỏi là từ “vì sao”.

– Câu c: Từ để hỏi là từ “à”.

– Câu d: Từ để hỏi là từ “mấy giờ”.

Câu 3: Chuyển những câu kể dưới đây thành câu hỏi.

Câu 3 trang 109 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

b) Cô giáo vào lớp

  • Cô giáo vào lớp chưa?
  • Cô giáo vào lớp ạ?
  • Cô giáo có vào lớp không?
  • Bao giờ cô giáo vào lớp?

c) Cậu ấy thích nghề xây dựng

  • Cậu ấy thích nghề xây dựng à?
  • Cậu ấy thích nghề xây dựng sao?
  • Cậu ấy có thích nghề xây dựng không?
  • Cậu ấy thích nghề xây dựng phải không?

d) Trời mưa

  • Trời mưa à?
  • Trời mưa chưa?
  • Trời mưa không?
  • Khi nào trời mưa?
  • Trời có mưa không?

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Trao đổi với bạn suy nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện đã đọc.

Câu 1 trang 127 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Huy-gô (Lời giải toán đặc biệt): Mình rất khâm phục nhân vật Huy-gô vì sự thông minh và tài giỏi. Huy-gô không chỉ giải được toán mà còn có cách giải toán vô cùng đặc biệt.

– Pu-skin (Mặt trời mọc ở đằng … tây): Mình rất ngưỡng mộ sự tài năng của Pu-skin. Vì cậu rất giỏi làm thơ. Dù yêu cầu của thầy rất khó nhưng cậu đã vượt qua một cách rất dễ dàng.

– Cô-li-a (Bài tập làm văn): Cô-li-a tuy rất ít khi giúp mẹ làm việc như nhờ bài văn đó mà cậu đã nhận ra mình cần giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Vì vậy khi mẹ nhờ cậu giặt áo sơ mi và quần áo lót như những gì cậu viết trong bài thì cậu đã vui vẻ nhận lời. Cậu là một người con hiếu thảo.

– Na (Tia nắng bé nhỏ): Na là một người cháu hiếu thảo. Vì phòng của bà không có nắng, Na đã có suy nghĩ mang nắng đến cho bà. Dù không thể thực hiện được điều đó nhưng bà của Na đã rất vui vì có một người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học.

Câu 2 trang 128 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Em rất thích nhân vật Na trong câu chuyện “Tia nắng bé nhỏ”. Vì Na là một người cháu rất hiếu thảo với bà. Biết bà thích nắng, Na liền nghĩ cách mang nắng về cho bà. Dù Na không thể mang nắng về nhưng lòng hiếu thảo của Na chính là món quà lớn nhất dành cho bà.

– Mẫu 2:

Cô-li-a là nhân vật trong câu chuyện Bài tập làm văn. Vì chẳng bao giờ giúp mẹ làm việc nhà nên khi được giao cho bài tập làm văn viết về những điều em đã làm giúp mẹ, Cô-li-a cảm thấy rất khó khăn. Cậu loay hoay mãi không biết viết như thế nào.

Cuối cùng Cô-li-a chọn cách viết những việc mà mình chưa làm vào bài văn của mình. Sau bài văn đó, Cô-li-a đã vui vẻ nhận lời giặt áo sơ mi và quần áo lót vì đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn của mình.

Em rất thích Cô-li-a vì cậu ấy đã biết giữ lời. Cậu ấy đã làm những việc mà mình đã viết trong bài tập làm văn trên lớp.

Câu 3: Trao đổi bài làm của em với các bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.

4. Vận dụng

Đọc lại những câu chuyện mà em yêu thích.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 50: Bài học đầu tiên của thỏ con trang 112. Mời các em học sinh, phụ huynh…

11/10/2024

Trong bài 43: Ôn tập hình học và đo lường, chúng ta sẽ cùng nhau tổng kết lại những kiến thức cơ bản về hình học và các đơn vị…

11/10/2024

Hướng dẫn giải Tiếng Việt lớp 1 Ôn tập và kể chuyện Bài 45: Sự tích hoa cúc trắng trang 102. Mời các em học sinh, phụ huynh và các…

10/10/2024