Bài 28: Luyện tập chung sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức đã học qua các bài tập thực hành. Hãy cùng kienthuctieuhoc.com khám phá những dạng bài toán quen thuộc, rèn luyện kỹ năng tính toán và phát triển tư duy logic qua bài học này!
Kiến thức ôn lại
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
Điểm, đoạn thẳng
– Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa.
– Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.
– Cách đó độ dài đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.
Đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng
Xác định ba điểm thẳng hàng
– Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.
– Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:
+ Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)
+ Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.
Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không
– Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.
– Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.
Đường gấp khúc, hình tứ giác
– Nối các điểm không thẳng hàng bằng các đoạn thẳng theo thứ tự thích hợp để tạo được đường gấp khúc.
– Em đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc, theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái
– Độ dài đường gấp khúc được tính bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
– Hiểu và nhận biết được hình tứ giác
– Cách đếm số lượng hình tứ giác hoặc hình chữ nhật có trong hình.
+ Đếm các hình đơn.
+ Đếm các hình được ghép từ các hình đơn
+ Tính tổng các hình vừa tìm được và trả lời.
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải luyện tập câu 1 trang 110 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Đoạn thẳng BC. (Đ)
b) Đường thẳng DE và đường thẳng MN. (Đ)
c) Ba điểm M, N, P thẳng hàng. (S)
d) Đường cong 𝔁. (Đ)
Bài số 2: Giải luyện tập câu 2 trang 110 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Các đoạn thẳng trong hình vẽ là đoạn thẳng MN, đoạn thẳng NP, đoạn thẳng MP.
Bài số 3: Giải luyện tập câu 3 trang 111 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Các hình tứ giác trong hình lần lượt được tô màu như sau:
Vậy có 2 hình tứ giác.
b) Các hình tứ giác trong hình lần lượt được tô màu như sau:
Vậy có 3 hình tứ giác.
Bài số 4: Giải luyện tập câu 4 trang 111 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Quan sát hình vẽ ta thấy ba bạn Rô-bốt, Mi, Mai và ba bạn Nam, Việt, Mi đứng trên cùng đường kẻ trên sân:
Vậy: Ba bạn Rô-bốt, Mi, Mai đứng thẳng hàng; ba bạn Nam, Việt, Mi đứng thẳng hàng.
Bài số 5: Giải luyện tập câu 5 trang 111 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Độ dài quãng đường mà ốc sên đã bò là:
10 + 30 + 20 = 60 (cm)
Đáp số: 60 cm.