Bài 3: Anh em sinh đôi – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 3: Anh em sinh đôi – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 3: Anh em sinh đôi – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Văn bản kể về hai anh em sinh đôi Long và Khánh. Khánh rất vui vẻ và hài hước khi có cậu em trai giống hệt mình. Trong khi đó Long luôn cố gắng làm mọi thứ khác biệt với anh và cảm thấy khó chịu khi bị nhận nhầm là Khánh.

1. Đọc

Câu 1: Tìm và nói nhanh 5 điểm khác nhau giữa 2 tranh.

Gợi ý trả lời:

5 điểm khác nhau giữa hai tranh: màu áo, màu quyển vở, kiểu tóc, viền trên thân cây, bụi cỏ sau cây.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 3: Anh em sinh đôi 1

Câu 2: Đọc Bài 3: Anh em sinh đôi 2

❓ Trả lời câu hỏi

Câu 1: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Mọi người khó nhận ra ai là anh, ai làm em.

Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh:

– Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”.

– Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó.

Câu 3: Theo em. Vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em?

    A. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm.
    B. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác.
    C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Gợi ý trả lời:

Đáp án đúng C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Câu 4: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh: anh hay cười còn Long lúc nào cũng nghiêm túc.

Câu 5: Nhận xét vẻ đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.

Gợi ý trả lời:

Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh qua hành động, lời nói của từng nhân vật:

– Long: người nghiêm túc, chậm rãi, không muốn mình giống ai.

– Khánh: vui vẻ, hay cười, cảm thấy vui vẻ khi có em trai giống mình.

2. Luyện từ và câu: DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG

Câu 1: Xếp các từ trong bông hoa và nhóm thích hợp.

Câu 1: Xếp các từ trong bông hoa và nhóm thích hợp.

Gợi ý trả lời:

– Người: Trần Thị Lý, Chu Văn An

– Sông: Bạch Đằng, Cửu Long

– Thành phố: Hà Nội, Cần Thơ

Câu 2: Chơi trò chơi: Gửi thư.

Tìm hộp thư phù hợp với mỗi phong thư.

G: Mỗi phong thư ghi nội dung hoặc cách viết của một nhóm từ trên hộp thư A hoặc B.

Câu 2: Chơi trò chơi: Gửi thư.

Gợi ý trả lời:

– Hộp thư A. Gọi tên một loại sự vật, viết thường.

– Hộp thư B. Gọi tên một sự vật cụ thể riêng biệt, viết hoa.

ghi nhớ bài 3 anh em sinh đôi

Câu 3: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

     Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam. Anh tên thật là Nông Văn Dèn (có nơi gọi là Nông Văn Dền), quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi.

Gợi ý trả lời:

– Danh từ chung: người anh hùng, tuổi, tên, quê, xã, huyện, tỉnh, nhiệm vụ, bộ đội, anh.

– Danh từ riêng: Kim Đồng, Việt Nam, Nông Văn Dền, Nông Văn Dèn, Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.

Câu 4: Tìm danh từ theo gợi ý dưới đây:

Câu 4: Tìm danh từ theo gợi ý dưới đây:

Gợi ý trả lời:

– Danh từ chung chỉ 1 dụng cụ học tập: bút, thước, sách, vở, bàn, màu sáp, cặp sách, bảng đen, giấy nhở, sổ tay,…

– Danh từ riêng gọi tên 1 người bạn: Trang,Thành, Bảo,…

– Danh từ chung chỉ 1 nghề: giáo viên, bác sĩ, nha sĩ, thu ngân,thợ xây dựng, phóng viên, thợ may, đầu bếp, ảo thuật gia, thợ làm bánh, ca sĩ, họa sĩ, diễn viên,…

– Danh từ riêng gọi tên 1 con đường, con phố: Xuân Thủy, Vũ Tông Phan, Võ Thị Sáu, Phạm Hùng,…

– Danh từ chung chỉ 1 đồ dùng gia đình: bếp, nồi, bát, đũa, nồi cơm điện, điều hòa, máy giặt, máy sấy, chảo, bếp ga, bếp từ, bình nóng lạnh, bàn ghế, tủ áo quần, giường, bóng đèn,…

– Danh từ riêng gọi tên 1 đất nước: Việt Nam, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

3. Viết – TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

3. Viết - TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

Câu 1: Chuẩn bị.

– Em thích câu chuyện nào? Câu chuyện đó em đã đọc hay được nghe kể?

– Vì sao em thích câu chuyện đó? (Câu chuyện có nội dung gì hấp dẫn? Nhân vật nào thú vị? Chi tiết nào ấn tượng?,…)

Gợi ý trả lời:

– Đề 1:

+ Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.

+ Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.

– Đề 2:

+ Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.

+ Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…

Câu 2: Tìm ý:

G:

Mở đầu Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện.
Triển khai Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện, chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
Kết thúc Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

– Đề 1:

Mở đầu Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình.
Triển khai – Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con.

– Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn.

Kết thúc – Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động.

– Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ

– Đề 2:

Mở đầu Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật.
Triển khai – Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đua giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ.

– Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người.

Kết thúc Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.

Câu 3: Góp ý và chỉnh sửa.

– Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy đủ.

– Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.

Gợi ý trả lời:

– Cả 2 đề đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin trong câu chuyện.

– Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, dẫn chứng rất đầy đủ, phong phú.

* Vận dụng

Viết, vẽ,… lên một tấm bìa cứng để giới thiệu bản thân.

– Chú ý tạo sự độc đáo để nêu bật được những nét riêng của mình.

– Nhớ viết hoa danh từ riêng (nếu có)

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024