Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau – Toán Lớp 1 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Toán » Toán lớp 1 » Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau – Toán Lớp 1 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập, khả năng so sánh và đánh giá lượng là kỹ năng cơ bản mà học sinh lớp 1 cần nắm vững. Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau sẽ giới thiệu cho các em các khái niệm thông qua các ví dụ và bài tập thực hành, giúp các em phát triển tư duy logic và khả năng quan sát. Cùng kienthuctieuhoc.com tìm hiểu để thấy được sự thú vị trong việc so sánh các số lượng và giá trị trong bài viết sau đây.

Kiến thức cần nhớ

Kiến thức cần nhớ bài 3 toán 1 tập 1

Bài học này giúp các bạn nhỏ:

  • Biết so sánh số lượng, sử dụng từ “bằng” và  dấu “ =” để so sánh các số.
  • Nhận biết được khái niệm nhiều hơn, ít hơn, hơn, kém thông qua hình ảnh và các đồ vật.
  • Cách so sánh 1-1 giữa hai đại lượng để xác định đại lượng nhiều hơn, ít hơn.

Các dạng toán trong Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau

Dưới đây là một số dạng toán tiêu biểu mà trẻ có thể gặp:

Dạng 1: Xác định đại lượng bằng nhau.

– Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.

– Nếu hai đại lượng đó không thừa, không thiếu thì chúng bằng nhau.

Dạng 2: Xác định đại lượng nhiều hơn.

– Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.

– Nếu đại lượng nào còn thừa ra thì ta nói đại lượng đó nhiều hơn.

Dạng 3: Xác định đại lượng ít hơn.

– Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.

– Nếu đại lượng nào bị thiếu (không đủ) thì ta nói đại lượng đó ít hơn.

Bài tập minh họa

Câu 1: Các em hãy cho biết, giữa hình tròn và hình vuông dưới đây, hình nào xuất hiện nhiều hơn?

câu 1 bài 3Hướng dẫn giải:

Quan sát ta thấy số lượng hình vuông lớn hơn số lượng hình tròn.

Câu 2: Hãy quan sát và cho biết, giữa hình tròn và hình vuông dưới đây, hình nào xuất hiện ít hơn?

câu 2 bài 3Hướng dẫn giải:

Có thể thấy số hình vuông ít hơn số hình tròn.

Câu 3: 

Bụi hoa nào thu hút nhiều bướm hơn?

câu 3 bài 3Hướng dẫn giải:

Bụi hoa bên trái thu hút nhiều bướm hơn so với bụi hoa bên phải.

Bài tập Sách giáo khoa

Bài số 1: Giải hoạt động câu 1 trang 20 SGK Toán 1 tập 1

Bài số 1: Giải hoạt động câu 1 trang 20 SGK Toán 1 tập 1Cách giải:

Các em học sinh sử dụng phép nối để nối mỗi chú bướm và mỗi bông hoa với nhau.

Sau khi thực hiện nối, nếu:

  • Không thừa chú bướm hay bông hoa nào thì số bướm và số hoa bằng nhau.
  • Nếu có chú bướm thừa ra thì số bướm nhiều hơn số hoa.
  • Nếu có bông hoa thừa ra thì số bướm ít hơn số hoa.

Vậy, số bướm nhiều hơn số bông hoa.

Bài số 2: Giải hoạt động câu 2 trang 21 SGK Toán 1 tập 1

Bài số 2: Giải hoạt động câu 2 trang 21 SGK Toán 1 tập 1Cách giải:

Các em học sinh sử dụng phép nối để nối mỗi đồ vật với mỗi ổ cắm.

Sau khi thực hiện nối, nếu:

  • Không con thừa đồ vật hay ổ cắm nào thì số đồ vật và số ổ cắm bằng nhau.
  • Nếu có ổ cắm thừa ra thì số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật.
  • Nếu có đồ vật thừa ra thì số ổ cắm ít hơn số đồ vật.

Có 5 ổ cắm và 4 đồ vật.

Số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật.

Vậy câu a đúng.

Bài số 3: Giải hoạt động câu 3 trang 21 SGK Toán 1 tập 1

Bài số 3: Giải hoạt động câu 3 trang 21 SGK Toán 1 tập 1Cách giải:

Các em học sinh sử dụng phép nối để nối giữa số chim, số mèo và số cá.

Sau khi thực hiện nối, nếu:

  • Không còn thừa con vật nào nào thì số chim, số cá và số mèo bằng nhau.
  • Nếu có con chim thừa ra thì số con chim nhiều hơn số con cá và nhiều hơn số con mèo.
  • Nếu có con cá thừa ra thì số con cá nhiều hơn số con chim và nhiều hơn số con mèo.
  • Nếu có con mèo thừa ra thì số con mèo nhiều hơn số con cá và nhiều hơn số con chim.

Quan sát hình vẽ có 3 con chim, 3 con cá và 2 con mèo.

  • Số mèo ít hơn số chim.
  • Số cá nhiều hơn số mèo.

Vậy số chim bằng số cá.

Vậy câu b đúng.

Tác giả:

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường tiểu học, tôi luôn trăn trở về việc làm sao để giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả. Với sự nhiệt huyết và lòng tâm huyết, tôi đã trực tiếp biên soạn và chỉnh sửa nội dung cho rất nhiều bài học, đề thi trên trang web Kiến Thức Tiểu Học hy vọng có thể là bước đêm cho các em học sinh tiến xa hơn trên hành trang tri thức sau này!

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024