Nội dung chính Bài 31: Nếu chúng mình có phép lạ – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:
Văn bản nói về ước mơ của các em nhỏ nếu có phép màu xảy ra. Đây là những ước mơ đầy trong sáng và ngây thơ, cho thấy sự hồn nhiên của tuổi thơ.
1. Đọc
Câu 1: Nếu có một phép lạ, em muốn dùng phép lạ đó để làm gì? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
– Nếu có phép lạ em sẽ giúp mọi người trên thế giới luôn khỏe mạnh, không ai phải chịu ốm đau, bệnh tật
– Nếu có phép lạ, em sẽ giúp Trái Đất trở lại trong xanh, không còn bị ô nhiễm.
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nếu có phép lạ, các bạn nhỏ ước những điều gì?
Gợi ý trả lời:
Nếu có phép lạ, các bạn nhỏ ước:
– Ước có phép lạ bắt hạt giống nảy mầm nhanh, chớp mắt thành cây đầy quả để hái chén ngon lành.
– Ước có phép lạ ngủ dậy trở thành người lớn để lặn xuống đáy biển, lái máy bay
– Ước có phép lạ hái các vì sao xuống để đúc thành ông mặt trời, khiến mùa đông biến mất
– Ước có phép lạ hóa trái bom thành trái ngon, bên trong ruột có toàn kẹo với bi tròn.
Câu 2: Theo em, hai điều ước “không còn mùa đông” và “hoá trái bom thành trái ngon” có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời:
Theo em, hai điều ước “không còn mùa đông” và “hoá trái bom thành trái ngon” có ý nghĩa là mong ước con người có cuộc sống bình yên, luôn vui vẻ, hạnh phúc, hòa bình, không có chiến tranh.
Câu 3: Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em thích ước mơ hóa trái bom thành trái ngon nhất bởi vì ước mơ đó giúp cho thế giới hòa bình, không có chiến tranh, con người sống với nhau vui vẻ, hòa thuận.
Câu 4: Việc lặp lại hai lần câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ở cuối bài thơ nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời:
Việc lặp lại hai lần câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ở cuối bài thơ nhấn mạnh mong muốn, điều ước của các bạn nhỏ.
* Học thuộc lòng bài thơ.
2. Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
Câu 1: Mỗi nhóm từ dưới đây chứa 1 từ không cùng loại. Tìm các từ đó.
Gợi ý trả lời:
Từ không cùng loại với các từ còn lại là:
– Danh từ: Biến
Từ “biến” là động từ, không cùng loại với những từ còn lại (đều là danh từ)
– Động từ: quả
Từ “quả” là danh từ, không cùng loại với những từ còn lại (đều là động từ)
– Tính từ: bom.
Từ “bom” là danh từ, không cùng loại với các từ còn lại (đều là tính từ)
Câu 2: Từ nào dưới đây có thể thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn?
Gợi ý trả lời:
– Từ ngữ có thể thay cho bông hoa trong đoạn văn a là: đông đúc – sung túc – quây quần – yên vui.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình kiến đỏ đông đúc. Gia đình tôi có hàng nghìn miệng ăn, tuy không thật sung túc nhưng ai cũng được no đủ quanh năm. Tất cả chị em chúng tôi sống quây quần bên nhau, dưới một mái nhà ấm cúng, yên vui.
– Từ ngữ có thể thay cho bông hoa trong đoạn văn b là: trú mưa – rơi – tạnh – nhìn.
Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Tôi và dế trũi trú mưa dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đấy là một con sông mà đêm qua tối trời, chúng tôi không nhìn rõ.
Câu 3: Viết 4 – 5 câu về chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các từ:
Gợi ý trả lời:
Hàng ngày trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cho em nghe, chuyện cổ tích, chuyện về những đứa trẻ ngoan…. Nhớ lại, một lần khi chìm vào giấc ngủ, em đã có một giấc mơ kì lạ.
Em được hoá thân thành một cô bé trong câu chuyện cổ tích mẹ kể, em gặp một bà tiên rất hiền dịu và nhân từ, bà cho em một điều ước và nói đó là phần thưởng cho những đứa trẻ ngoan.
Sau khi thức dậy em đã kể cho mẹ nghe về giấc mơ đó. Mẹ hỏi về điều ước của em, em nói đã ước gia đình mình luôn hạnh phúc và bố mẹ luôn yêu thương em.
3. Viết
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT THƯ
Câu 1: Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
a)
– Thư trên của Phương Linh gửi cho người bạn của mình là Việt Phương.
– Dựa vào phần lời chào đầu thư và chữ kí cuối thư mà em biết.
b)
Bức thư gồm 3 phần.
– Phần 1: Địa điểm và thời gian viết thư; lời chào đầu thư.
– Phần 2: Nội dung chính:
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư (Việt Phương)
- Chia sẻ tin tức của người viết thư (Phương Linh)
– Phần 3: Cuối thư là lời chúc, lời cảm ơn và lời hẹn gặp, chữ kí của người viết thư.
Câu 2: Trao đổi về những thông tin em muốn viết trong thư gửi cho bạn ở xa.
– Thăm hỏi bạn hoặc gia đình bạn (sức khỏe, công việc, học tập,…).
– Chia sẻ thông tin về trường lớp, gia đình, ước mơ,… (những thay đổi, hoạt động, lí do,…).
Gợi ý trả lời:
– Những thông tin muốn viết trong thư thăm hỏi bạn hoặc gia đình bạn:
+ Sức khỏe của bạn và gia đình bạn dạo này ra sao?
+ Thời tiết, khí hậu ở nơi bạn sống hiện nay thế nào?
+ Ngôi trường, bạn bè mới của cậu ấy trong thời gian gần đây,…
– Chia sẻ thông tin về trường lớp, gia đình, ước mơ,…
+ Gần đây em học tập rất tập trung, chăm chỉ, nghiêm túc.
+ Luôn làm bài tập về nhà đầy đủ, đến lớp đúng giờ.
+ Hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài.
+ Đã khắc phục được những nhược điểm trước đây trong môn học nào đó (tính toán nhanh hơn, viết chữ đẹp hơn, viết văn hay hơn…).
+ Đã đạt được những điểm 9, điểm 10, được thầy cô khen,…
+ Được tham gia vào các nhóm, các hoạt động tập thể của trường,…
– Trình bày những mong muốn, tình cảm của em dành cho bạn.
+ Bày tỏ tình yêu thương, quý mến, nhớ nhung của em dành cho bạn vì đã lâu rồi chưa gặp.
+ Thể hiện mong muốn sớm được gặp lại bạn trong thời gian sắp tới (nghỉ hè, nghỉ lễ…).
– Gửi đến bạn và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và vui vẻ.
– Thể hiện mong muốn sớm nhận được thư hồi âm từ bạn.
* Vận dụng
Viết 3 – 4 câu về tình cảm của em với người thân hoặc bạn bè, trong đó có sử dụng các động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc.