Bài 32: Anh Ba – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 32: Anh Ba – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 32: Anh Ba – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức:

Văn bản kể về tình yêu quê hương đất nước của anh Ba, người luôn khao khát ra nước ngoài học hỏi để trở về góp phần phát triển cho đất nước.

Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng mỗi người chúng ta cần nuôi dưỡng lòng nhiệt huyết và ý chí kiên định để theo đuổi những mục tiêu, ước mơ của bản thân.

1. Đọc

Câu 1: Trao đổi với bạn một điều em biết về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.

Gợi ý trả lời:

Tháng 6 – 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 32: Anh Ba 1Câu 2: Đọc Bài 32: Anh Ba 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Trước khi đề nghị anh Lê ra nước ngoài với mình, anh Ba đã hỏi anh Lê những gì?

Gợi ý trả lời:

Trước khi đề nghị anh Lê ra nước ngoài với mình, anh Ba đã hỏi anh Lê:

– Anh Lê, anh có yêu nước không?

– Anh có thể giữ bí mật không?

Câu 2: Những câu nói nào cho biết mục đích ra nước ngoài của anh Ba?

Gợi ý trả lời:

– Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác.

– Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.

Câu 3: Câu nói “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi!” thể hiện điều gì?

Gợi ý trả lời:

Câu nói “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi!” thể hiện ý chí quyết tâm, sẵn sàng làm mọi thứ, hi sinh mọi điều, ra đi tìm đường cứu nước của anh Ba.

Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện này?

Gợi ý trả lời:

Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói về sự hinh sinh cao cả và tinh thần yêu nước mãnh liệt của anh Ba (Bác Hồ) để thực hiện những mục tiêu, ước mơ của chính mình.

Câu 5: Kể lại một câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc hoặc đã nghe.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Tìm các danh từ riêng trong bài đọc Anh Ba.

Gợi ý trả lời:

Các danh từ riêng trong bài đọc Anh Ba là: Sài Gòn, Ba, Pháp, Lê, Bác Hồ.

Câu 2: Tìm từ có nghĩa giống với từ hăng hái, can đảm và đặt câu với những từ em tìm được.

Gợi ý trả lời:

– Từ có nghĩa giống với từ hăng hái: nhiệt huyết, tích cực, say mê, nhiệt tình,…

– Từ có nghĩa giống với từ can đảm: dũng cảm, kiên cường, can trường, gan dạ, mạnh mẽ,…

– Gợi ý đặt câu với từ tìm được:

  • Anh ấy là một chàng thanh niên trẻ tuổi, tràn đầy nhiệt huyết với ngành nông nghiệp nước nhà.
  • Với những biểu hiện tích cực, anh ấy trở thành đại diện cho các bạn học sinh của lớp tham gia hội nghị.
  • Anh ấy là một chiến sĩ gan dạ, không sợ hãi trước bất kì kẻ thù nào.

2. Viết

Phần Viết bài 32: anh Ba trang 136 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Câu 1: Dựa vào nội dung hướng dẫn trong hoạt động Viết ở Bài 30, viết một bức thư theo yêu cầu của đề bài.

Lưu ý:

– Cần lựa chọn cách xưng hô phù hợp.

– Cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm, cảm xúc của em đối với người nhận thư.

Gợi ý trả lời:

Cao Bằng, ngày 25 tháng 08 năm 2024

Ông ngoại thân mến!

Chắc ông sẽ bất ngờ khi nhận được thư của cháu đúng không ạ. Hôm nay, học bài xong còn sớm nên cháu viết thư hỏi thăm sức khỏe của ông. Ông ơi! Lâu nay ông có khoẻ không ạ? Tuổi ông đã cao nên ông cố gắng nghỉ ngơi, đừng làm vườn nhiều quá ông nhé.

Hơn một năm rồi cháu chưa có dịp về quê thăm ông, cháu nhớ ông lắm. Cháu và bố mẹ ở đây đều khoẻ, công việc và học tập đều rất tốt. Cháu hứa sẽ học tập thật tốt, thật ngoan ngoãn để hè này được bố mẹ cho về thăm ông.

Đêm đã khuya, cháu phải đi ngủ để sáng mai kịp giờ đến lớp. Ông nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé. Cháu yêu ông nhiều.

Cháu ngoại

Yến Nhi

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa.

Câu 2 trang 137 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Em soát lại lá thư và chỉnh sửa lỗi nếu có.

– Các phần của bức thư đã đầy đủ: địa điểm, lời chào, nội dung, cuối thư, chữ kí..

– Nội dung thư đã thể hiện được hết ý.

– Dùng từ đúng chính tả, viết câu rõ ràng, mạch lạc.

Câu 3: Nghe thầy cô nhận xét bài làm và chỉnh sửa theo góp ý.

Gợi ý trả lời:

Chỉnh sửa những chi tiết chưa hợp lí theo lời góp ý của thầy cô và viết lại bức thư cho hoàn chỉnh.

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc một câu chuyện kể về mơ ước.

Câu 1 trang 137 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

Ước mơ của hai hạt cây

Hai hạt cây nằm cạnh nhau trên mảnh đất màu mỡ kia. Hạt đầu tiên nói: “Tôi muốn lớn lên! Tôi muốn đâm rễ sâu vào lòng đất. Tôi mơ thấy mình đang nở hoa báo hiệu mùa xuân. Tôi muốn cảm thấy tia nắng ấm áp của mặt trời và các giọt sương trên cánh hoa!”. Hạt này lớn lên và thành một bông hoa đẹp.

Hạt thứ hai nói: “Tôi sợ. Nếu tôi đưa rễ xuống lòng đất, tôi không biết có những gì ở đó. Nếu tôi mọc ra phần thân mảnh mai, chúng có thể bị gió làm gãy. Và nếu nở hoa, chúng có thể bị hái mất. Vì vậy tôi thà chờ đến lúc an toàn hơn”. Hạt thứ hai chờ đợi, trong lúc ấy một con gà đi qua đã mổ nó cho vào bụng.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 2 trang 137 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tập 1

Gợi ý trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Ước mơ của hai hạt cây.
Tác giả: Tindich. Ngày đọc: 20/08/2024.
Nhân vật yêu thích: Hạt cây. Ước mơ của nhân vật: Muốn lớn lên.
Điều em học được từ nhân vật: Tin vào chính mình và thực hiện ước mơ của mình.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 3: Trao đổi với bạn về ước mơ được nói đến trong câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

Nếu bạn có ước mơ trong đầu, hãy làm gì đó với nó. Bước nhỏ đầu tiên bạn thực hiện sẽ tạo sự khác biệt lớn. Nếu bạn chỉ chờ đợi trong vỏ bọc hoàn hảo, không dám đối diện với những khó khăn, bạn sẽ trì trệ và ước mơ của bạn sẽ chết dần.

* Vận dụng

Kể lại cho người thân nghe câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc và chia sẻ suy nghĩ của em về câu chuyện đó.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

29/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024