Bài 33: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 giúp các em củng cố lại kiến thức cơ bản về hai phép tính này. Qua bài học, chúng ta sẽ ôn luyện cách thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi từ 20 đến 100, đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh và chính xác. Hãy cùng Kiến Thức Tiểu Học khám phá và ôn tập những kiến thức quan trọng này nhé!
Kiến thức ôn lại
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20
a) Thực hiện phép tính cộng
– Cách 1: Thực hiện phép tính cộng (qua 10) trong phạm vi 20 bằng cách tách số: Tách các số hạng sao cho xuất hiện phép cộng có tổng bằng 10, sau đó lấy 10 cộng với số hạng còn lại.
– Cách 2: Thực hiện phép tính cộng (qua 10) trong phạm vi 20 bằng cách đếm tiếp.
– Thực hiện phép cộng các số của từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.
b) Thực hiện phép tính trừ
– Các em học sinh tách số bị trừ thành tổng trong đó có một số hạng bằng 10 rồi thực hiện phép trừ trong phạm vi 10 trước rồi cộng với số hạng còn lại.
– Thực hiện phép trừ các số của từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.
c) Toán đố
– Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.
– Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.
– Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.
– Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được?
d) Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị
Dạng toán chung:
Bài toán yêu cầu tìm giá trị của đại lượng A, biết A có giá trị nhiều hơn B n đơn vị.
Bài toán yêu cầu tìm giá trị của đại lượng A, biết giá trị của B và A có giá trị ít hơn B n đơn vị.
Phương pháp giải
– Đọc và phân tích đề
– Xác định đại lượng có giá trị lớn và bé, mối quan hệ giữa các đại lượng. Thông thường, muốn tìm giá trị của đại lượng lớn thì ta thường sử dụng phép toán cộng.
– Trình bày lời giải cho bài toán.
– Kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
a) Đặt tính rồi tính
– Đặt tính thẳng hàng.
– Thực hiện phép cộng: lần lượt lấy hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục.
– Với phép cộng có nhớ thì em cộng thêm 1 vào hàng chục.
– Thực hiện phép trừ lần lượt từ phải sang trái, khi hàng đơn vị của số bị trừ không đủ để trừ thì em cần thực hiện phép trừ có nhớ.
– Từ số ban đầu, lần lượt thực hiện các phép toán và điền kết quả vào ô trống.
b) Bài toán
– Đọc và phân tích đề
– Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.
Tìm cách giải của bài toán: Chú ý bài toán có các từ khóa “giảm đi“; “kém“… thì thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.
– Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.
– Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải luyện tập câu 1 trang 124 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
7 + 7 = 14 | 9 + 6 = 15 | 8 + 4 = 12 | 5 + 7 = 12 |
6 + 9 = 15 | 4 + 8 = 12 | 14 – 5 = 9 | 15 – 6 = 9 |
12 – 4 = 8 | 11 – 7 = 4 | 15 – 9 = 6 | 13 – 8 = 5 |
Bài số 2: Giải luyện tập câu 2 trang 124 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Ta có:
8 + 3 = 11 12 – 7 = 5
8 + 5 = 13 9 + 4 = 13
12 – 5 = 7 14 – 9 = 5
14 – 7 = 7 9 + 2 = 11.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài số 3: Giải luyện tập câu 3 trang 124 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Ta có:
8 + 8 = 14 ; 14 – 5 = 9 ;
9 + 7 = 16 ; 16 – 7 = 9.
8 + 5 = 13 ; 13 – 4 = 9.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài số 4: Giải luyện tập câu 4 trang 125 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Tóm tắt
Học hát: 8 bạn
Học võ nhiều hơn học hát: 5 bạn
Học võ: … bạn?
Bài giải
Lớp 2A có số bạn học võ là:
8 + 5 = 13 (bạn)
Đáp số: 13 bạn.
Bài số 5: Giải luyện tập câu 1 trang 125 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Ta có:
8 + 7 = 15 ; 6 + 5 = 11 ;
7 + 5 = 12 ; 9 + 4 = 13.
Quan sát các quả bưởi trên cây ta thấy có 2 quả bưởi ghi số 11, 3 quả bưởi ghi số 12 và 4 quả bưởi ghi số 13.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài số 6: Giải luyện tập câu 2 trang 125 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Bài số 7: Giải luyện tập câu 3 trang 126 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Tổng cân nặng của hai túi gạo ở đĩa cân bên trái là:
3 + 9 = 12 (kg)
Để cân thăng bằng thì tổng cân nặng của các túi gạo ở đĩa cân bên phải cũng bằng 12 kg.
Ta có: 5kg + 7 kg = 12 kg.
Vậy để cân thăng bằng thì ta phải đặt lên đĩa cân bên phải hai túi gạo là 5 kg và 7 kg.
Bài số 8: Giải luyện tập câu 4 trang 126 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Tóm tắt
Buổi sáng: 11 máy tính
Buổi chiều ít hơn buổi sáng: 3 máy tính
Buổi chiều: … máy tính?
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số máy tính là:
11 – 3 = 8 (máy tính)
Đáp số: 8 máy tính.
Bài số 9: Giải luyện tập câu 1 trang 126 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Ta có:
50 + 10 = 60 ; 60 + 40 = 100 ;
60 – 30 = 30 ; 70 – 20 = 50.
Vậy ta có kết quả như sau:
b) Ta có:
60 = 60 ; 100 > 60;
30 < 60 ; 50 < 60.
Vậy các toa D và E ghi phép tính có kết quả bé hơn 60.
c) Ta có: 50 < 60 < 100.
Vậy các toa A và B ghi phép tính có kết quả lớn hơn 50 và bé hơn 100.
Bài số 10: Giải luyện tập câu 2 trang 127 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) \begin{array}{r}28 \\ + \ 35 \\ \hline 63 \end{array} |
b) \begin{array}{r}42 \\ + \ 49 \\ \hline 91 \end{array} |
\begin{array}{r}63 \\ – \ 28 \\ \hline 35 \end{array} |
\begin{array}{r}91 \\ – \ 42 \\ \hline 49 \end{array} |
\begin{array}{r}63 \\ – \ 35 \\ \hline 28 \end{array} |
\begin{array}{r}91 \\ – \ 49 \\ \hline 42 \end{array} |
Bài số 11: Giải luyện tập câu 3 trang 127 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Ta có:
14 + 16 = 30 ; 72 – 45 = 27 ;
65 – 12 = 53 ; 34 + 16 = 50.
Vậy mỗi ô tô được nối tương ứng với chỗ đỗ như sau:
Bài số 12: Giải luyện tập câu 4 trang 127 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Tóm tắt
Áo đỏ: 56 người
Áo vàng: 28 người
Tất cả: … người?
Bài giải
Đội đồng diễn đó có tất cả số người là:
56 + 28 = 84 (người)
Đáp số: 84 người.
Bài số 13: Giải luyện tập câu 1 trang 128 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Ta có:
18 + 17 = 35 ; 35 – 9 = 26.
24 – 8 = 16 ; 16 + 15 = 31.
Vậy ta có kết quả như sau:
b) 24 + 24 + 24 = 48 + 24 = 72.
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 4 + 2 + 2 + 2 = 6 + 2 + 2 = 8 + 2 = 10.
Bài số 14: Giải luyện tập câu 2 trang 128 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Trong bảng đã cho có ba số tròn chục là 20, 30, 40.
Tổng của ba số đó là:
20 + 30 + 40 = 90.
b) Ta có: 11 + 12 = 23. Vậy hai số trong bảng có tổng bằng 23 là 11 và 12.
c) Hai số 44 và 45 có tổng lớn nhất (44 + 45 = 89).
Bài số 15: Giải luyện tập câu 3 trang 128 SGK Toán 2 tập 1
Một thanh gỗ dài 92 cm. Bác thợ mộc đã cưa đi một đoạn dài 27 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Đáp án:
Tóm tắt
Thanh gỗ dài: 92 cm
Đã cưa đi: 27 cm
Còn lại: … cm?
Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài số xăng-ti-mét là:
92 – 27 = 65 (cm)
Đáp số: 65 cm.
Bài số 16: Giải luyện tập câu 4 trang 128 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Quan sát các số đã cho ta có: 2 + 3 = 5 ; 3 + 3 = 6 ; 5 + 6 = 11.
Do đó quy luật của bài này là : Số ở trên bằng tổng của hai số ở dưới.
- Ta tìm hai số ở dấu “?” ở hàng thứ hai từ dưới lên.
Ta có: 3 + 4 = 7 ; 4 + 4 = 8.
Do đó ta có kết quả:
- Ta tìm hai số ở dấu “?” ở hàng thứ ba từ dưới lên.
Ta có: 6 + 7 = 13 ; 7 + 8 = 15.
Do đó ta có kết quả:
- Ta tìm số ở dấu “?” ở hàng thứ hai từ trên xuống.
Ta có: 13 + 15 = 28.
Do đó ta có kết quả:
- Ta tìm số ở dấu “?” ở hàng trên cùng.
Ta có: 24 + 28 = 52.
Vậy ta có kết quả như sau: