Trong “Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số”, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách biểu diễn các phép toán và số dưới dạng biểu thức, cũng như cách tính giá trị của những biểu thức đó. Đây là một kiến thức quan trọng giúp các em học sinh nắm vững nguyên tắc tính toán và phát triển khả năng tư duy logic. Hãy cùng Kiến Thức Tiểu Học tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng này để học tốt hơn môn Toán nhé!
Kiến thức cần nhớ
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
Làm quen với biểu thức
a) Ví dụ về biểu thức
Tính độ dài các đường gấp khúc ABC và ABCD (như hình vẽ).
5 + 5; 24 – 7; 5 x 2; 8 ÷ 2; 5 x 2 + 8; 18 ÷ 3 – 2; …. là các biểu thức
b) Giá trị của biểu thức
Cho biểu thức: 35 + 8 – 10
– Tính: 35 + 8 – 10 = 43 – 10 = 33
– Giá trị của biểu thức 35 + 8 – 10 là 33.
Tính giá trị của biểu thức
– Nếu trong biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
– Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải hoạt động câu 1 trang 104 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
a) 27 – 7 + 30 = 20 + 30 = 50
b) 60 + 50 – 20 = 110 – 20 = 90
c) 9 x 4 = 36
Bài số 2: Giải hoạt động câu 1 trang 105 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
Bài số 3: Giải hoạt động câu 1 trang 106 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
a) 30 ÷ 5 x 2 = 6 x 2
= 12
b) 24 + 5 x 6 = 24 + 30
= 54
c) 30 – 18 ÷ 3 = 30 – 6
= 24
Bài số 4: Giải hoạt động câu 2 trang 106 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
40 + 20 – 15 = 60 – 15
= 45
56 – 2 x 5 = 56 – 10
= 46
40 + 32 ÷ 4 = 40 + 8
= 48
67 – 15 – 5 = 52 – 5
= 47
Ta nối như sau:
Bài số 5: Giải hoạt động câu 1 trang 107 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
a) 45 ÷ (5 + 4) = 45 ÷ 9 = 5
b) 8 x (11 – 6) = 8 x 5 = 40
c) 42 – (42 – 5) = 42 – 37 = 5
Bài số 6: Giải hoạt động câu 2 trang 108 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
(15 + 5) ÷ 5 = 20 ÷ 5
= 4
32 – (25 + 4) = 32 – 29
= 3
16 + (40 – 16) = 16 + 24
= 40
40 ÷ (11 – 3) = 40 ÷ 8
= 5
Ta nối như sau:
Bài số 7: Giải luyện tập câu 1 trang 108 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
5 x (6 – 2) = 5 x 3
= 15
5 x 6 – 2 = 30 – 2
= 28
(16 + 24) ÷ 4 = 40 ÷ 4
= 10
16 + 24 ÷ 4 = 16 + 6
= 22
Ta có 10 < 15 < 22 < 28
Vậy biểu thức có giá trị lớn nhất là 5 x 6 – 2
Biểu thức có giá trị bé nhất là (16 + 24) ÷ 4
Bài số 8: Giải luyện tập câu 2 trang 108 SGK Toán 3 tập 1
Mai có 4 hộp bút màu, Mai cho Mi 2 hộp. Hỏi Mai còn lại bao nhiêu chiếc bút màu? Biết rằng mỗi hộp có 10 chiếc bút màu.
Đáp án:
Tóm tắt
Có: 4 hộp bút màu
Mỗi hộp: 10 bút màu
Cho: 2 hộp
Còn lại: …. bút màu?
Bài giải
Sau khi cho, Mai còn lại số hộp bút màu là
4 – 2 = 2 (hộp)
Mai còn lại số chiếc bút màu là
10 x 2 = 20 (chiếc bút)
Đáp số: 20 chiếc bút màu
Bài số 9: Giải luyện tập câu 3 trang 108 SGK Toán 3 tập 1
Đáp án:
123 + 80 + 20 = 123 + (80 + 20)
= 123 + 100
= 223
207 + 64 + 36 = 207 + (64 + 36)
= 207 + 100
= 307