Bài 4: Bến sông tuổi thơ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 4: Bến sông tuổi thơ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 4: Bến sông tuổi thơ – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Bến sông tuổi thơ với những kỷ niệm khó phai của một thời đã qua. Những hình ảnh, hàng cây, con sông hiện lên đầy lưu luyến, làm xao xuyến lòng những ai yêu quê hương miền cù lao.

1. Đọc

Câu 1: Bạn yêu thích, tự hào về điều gì ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống?

Trả lời:

– Mẫu 1: Em yêu thích và tự hào ở quê hương mình về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, có rất nhiều những di tích lịch sử còn sót lại về chiến tranh, nhà tù, chiến công hiển hách của ông cha, các tượng đài và mộ anh hùng liệt sĩ,…

– Mẫu 2: Em tự hào về quê hương của mình với 1000 năm văn hiến, với truyền thống lịch sử lâu đời, các di tích lịch sử như Hoàng thanh Thăng Long, nhà tù Hỏa Lò,… có nhiều phong cảnh đẹp như hồ Gươm,….

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc bài 4 bến sông tuổi thơ 1Câu 2: Đọc bài 4 bến sông tuổi thơ 2

Từ ngữ:

– Bần: cây to, mọc ở vùng nước lợ, có rễ phụ nhọn và xốp đâm ngược lên khỏi mặt bùn.

– Cù lao (đảo): vùng đất nổi lên giữa sông hoặc ở biển.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?

Trả lời:

Từ khi sinh ra, những hình ảnh của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ là: dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng.

Câu 2: Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?

Trả lời:

Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ:

  • Tụ năm tụm bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít.
  • Thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn. Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quá thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay.

Câu 3: Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên: bình dị, mộc mạc, gần gũi, thân thương và gắn bó.

Câu 4: Bạn nhỏ nhắc đến đặc sản gì của quê hương? Chi tiết nào cho thấy bạn rất tự hào về đặc sản đó của quê mình?

Trả lời:

– Bạn nhỏ nhắc đến đặc sản của quê hương là trái bần chua.

– Chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về đặc sản trái bần của quê mình là: trái bần mà đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào ngon hơn được.

Câu 5: Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh nào của vùng đất cù lao? Vì sao?

Trả lời:

Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh của vùng đất cù lao là: hàng bần soi bóng nghiêng nghiêng.

Vì khung cảnh này cho em thấy không gian làng quê yên bình, có những rặng lá đung đưa theo gió, những mùi thơm, ảnh đẹp của hoa bần, trái bần và vị ngon ngọt của trái bần làm quê hương thật ấn tượng.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Từ tôi và chúng tôi ở hai đoạn đầu của bài đọc được dùng để chỉ ai? Từ nào chỉ một người, từ nào chỉ nhiều người?

Trả lời:

Từ tôi và chúng tôi ở hai đoạn đầu của bài đọc được dùng để chỉ tác giả và những người bạn của tác giả. Trong đó, từ tôi chỉ một người, từ chúng tôi chỉ nhiều người.

Câu 2:

a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:

a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:

Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tôm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.

Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụm bảy ở bên sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít.

Trái bần chua cũng là một “đặc sản” của quê tôi.

  1. Qua những từ in đậm ở trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ? Chọn đáp án đúng.
  • A. Nhà văn sử dụng từ ngữ gần gũi với trẻ em.
  • B. Nhà văn dùng từ ngữ phổ biến với nhiều người.
  • C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
  • D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ.

Trả lời:

a)

– Từ có nghĩa giống với rớt: rơi, rụng.

– Từ có nghĩa giống với cù lao: đảo, hòn đảo.

– Từ có nghĩa giống với con nít: trẻ con, tụi nhỏ.

– Từ có nghĩa giống với trái: quả.

  1. b) Qua những từ in đậm ở trên, em nhận xét về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ: A.

2. Viết: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

Viết: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO bài 4 bến sông tuổi thơ

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Một số đoạn văn tham khảo:

– Sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả, hội thoại,…) cho câu chuyện.

Sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả, hội thoại,...) cho câu chuyện.

– Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.

Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.

– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa.

– Giới thiệu được câu chuyện một cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

– Kể chuyện với chi tiết sáng tạo độc đáo nhưng không làm thay đổi nội dung chính, ý nghĩa của câu chuyện gốc.

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa bài văn viết ở trên.

3. Nói và nghe: NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ

Nói và nghe: NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ bài 4 bến sông tuổi thơ

Câu 1: Chuẩn bị.

– Nhớ lại câu chuyện mà em yêu thích.

G:

Nhớ lại câu chuyện mà em yêu thích.

– Liệt kê các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

Liệt kê các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

– Ghi chép những ý kiến dự định phát biểu.

Trả lời:

– Mẫu 1:

+ Em nhớ lại câu chuyện mà em yêu thích:

Câu chuyện Cánh đồng hoa, tác giả Lê Anh Vinh – Bùi Thị Diển, nội dung chính của câu chuyện là tình yêu môi trường, cảnh quan quê hương và quyết tâm gìn giữ vẻ trong xanh, sạch đẹp vốn có mà người dân và các bạn nhỏ đã làm.

+ Các chi tiết thú vị trong câu chuyện:

Tình huống xuất hiện một bãi rác đã làm nảy ra ý tưởng độc đáo, biến đồng cỏ thành đồng hoa. Kết cục câu chuyện tốt đẹp, giúp đồng hoa không còn là nơi để đổ rác nữa.

– Mẫu 2:

+ Câu chuyện em thích: Sọ Dừa

+ Tác giả: truyện cổ tích

+ Nội dung chính:

Truyện “Sọ Dừa” là câu chuyện kể về nhân vật trong lốt Sọ Dừa xấu xí nhưng có tài năng. Cậu làm công việc chăn bò cho nhà phú ông, lấy được cô Út làm vợ và thi đỗ trạng nguyên. Mặc cho sự ghen ghét đố kị của hai người chị vợ, hai vợ chồng Sọ Dừa vẫn vượt những thử thách éo le để đoàn tụ.

+ Các chi tiết thú vị:

Bối cảnh: Một hôm, người vợ đi vào rừng hái củi. Trời hôm ấy nắng nóng như đổ lửa, trong lúc khát nước quá thì bà vô tình thấy một cái sọ dừa đựng đầy nước mưa bên gốc cây. Bà bèn bưng lên uống một hơi cho đỡ khát. Ít lâu sau, bỗng dưng bà có thai.

Ngoại hình nhân vật: Một đứa bé không tay, không chân, tròn ủng như quả dừa trông rất kỳ dị.

Sự việc:

  • Sọ Dừa đã biến thành một em nhỏ rất xinh, dọn cửa nhà đâu vào đấy rồi lại chui vào cái đầu tròn, nằm ở góc nhà.
  • Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú ngồi thổi sáo.

Câu 2: Thảo luận.

– Người điều hành nêu nội dung thảo luận.

– Từng thành viên nêu ý kiến đã chuẩn bị.

Câu 2: Thảo luận. bài 4 bến sông tuổi thơ

Trả lời:

Dựa vào kết quả ghi chép, em cùng thảo luận với nhóm bạn của mình.

Câu 3: Đánh giá.

Câu 3: Đánh giá. bài 4 bến sông tuổi thơ

Trả lời:

Em và các bạn trong nhóm đánh giá hiệu quả thảo luận của các thành viên trong nhóm.

* Vận dụng

Chia sẻ với người thân về những điều thú vị trong một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.

Trả lời:

Em chia sẻ với người thân về điều thú vị trong một câu chuyện em đã đọc, đã nghe: câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng:

Chi tiết thú vị con cá vàng sở hữu năng lực ma thuật có thể biến điều ước thành sự thật. Không những vậy, con cá vàng còn trừng phạt được kẻ tham lam thông qua sức mạnh của nó.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

29/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024