Bài 4: Hỏi mẹ Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 1 » Bài 4: Hỏi mẹ Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 4: Hỏi mẹ” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi.

Nội dung được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải bài tập hiệu quả.

Câu 1: Quan sát tranh dưới đây

Câu 1 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

  1. Em nhìn thấy những gì trong tranh?
  2. Hãy nói về một trong những điều em thấy.

Hướng dẫn trả lời:

a) Em nhìn thấy một bạn nhỏ đang cùng mẹ ngồi trên bãi cỏ, một bạn nhỏ đang ngồi lái chiếc phi thuyền bay lượn trên không trung, chú Cuội ngồi gốc cây đa.

b) Bầu trời đêm rất đẹp. Trên bầu trời có nhiều ngôi sao lấp lánh.

Câu 2: Đọc

Câu 2 trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Câu 3: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau

Câu 3 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Những tiếng cùng vần với nhau:  trời – ơi.

Câu 4: Trả lời câu hỏi

  1. Bạn nhỏ có những thắc mắc gì?
  2. Theo bạn nhỏ, vì sao chú phi công bay lên thăm Cuội?
  3. Em muốn biết thêm điều gì về thiên nhiên?

Hướng dẫn trả lời:

a) Bạn nhỏ có những thắc mắc:

  • Ai quạt thành gió để thổi mây bay ngang trời?
  • Ai nhuộm bầu trời mà xanh thế?
  • Có phải chú Cuội buồn lắm không nên chú phi công bay lên thăm Cuội?

b) Theo bạn nhỏ, chú phi công bay lên thăm Cuội vì Cuội buồn khi chăn trâu mãi một mình trên cung trăng.

c)

– Vì sao lại có trời mưa?

– Vì sao lại có mùa đông?

– Vì sao trái đất lơ lửng trong vũ trụ?

– Vì sao có sấm chớp, vì sao có tuyết rơi?

Câu 5: Học thuộc lòng bài thơ

Các em học thuộc từng khổ thơ sau đó ghép thành bài thơ.

Vừa học thuộc, vừa tưởng tượng ra các hình ảnh (dựa trên bức tranh ở câu 1) để dễ nhớ hơn

Câu 6: Quan sát tranh và nói về một hiện tượng thiên nhiên mà em đã thấy

Câu 6 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Các hiện tượng trong tranh là: nắng, sấm chớp, mưa, cầu vồng, gió lốc, tuyết rơi, đêm khuya.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bạn có từng phân vân giữa đột xuất hay đột suất khi viết hay nói chuyện hằng ngày? Đây là một trong những lỗi chính tả phổ biến mà nhiều…

01/04/2025

Trong tiếng Việt, có nhiều cặp từ dễ gây nhầm lẫn do cách phát âm vùng miền. Một trong số đó là trông con hay chông con. Bài viết này…

31/03/2025

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai từ “trấn an” và “chấn an”, khiến việc sử dụng sai chính tả không ít lần xảy ra. Bài viết này sẽ giúp…

28/03/2025