Bài 4: Lần đầu ra biển – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 4: Lần đầu ra biển – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn trả lời từng câu hỏi trong Bài 4: Lần đầu ra biển – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh hiểu nội dung.

1. Đọc

Câu 1: Nếu lớp em lên kế hoạch đi dã ngoại, em sẽ góp ý kiến nên đi chơi ở biển hay ở núi. Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Nếu lớp em lên kế hoạch đi dã ngoại, em sẽ góp ý kiến nên đi chơi ở biển vì khi ra biển em sẽ được ngắm nhìn biển xanh mênh mông.

Cả lớp còn có thể cùng nhau xây lâu đài bằng cát nữa. Mọi người sẽ rất vui khi đi dã ngoại ở biển.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 4: Lần đầu ra biển

câu 2 đọc Bài 4: Lần đầu ra biển

Từ ngữ:

– Quy Nhơn: thành phố ven biển thuộc tỉnh Bình Định.

– Mũi Én, Ghềnh Ráng: những cảnh đẹp ở vùng biển Quy Nhơn.

– Còng gió: loài vật sống ở biển, giống cua nhưng nhỏ hơn, chạy rất nhanh.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm những câu thể hiện cảm xúc của Thắng khi lần đầu tiên thấy biển.

Gợi ý trả lời:

Những câu thể hiện cảm xúc của Thắng khi lần đầu tiên thấy biển:

  • A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá!
  • Thắng reo toáng lên, vượt qua bố và anh Thái chạy ào ra bãi cát.
  • Cậu đứng ngây ra nhìn biển.

Câu 2: Biển hiện ra như thế nào trước mắt Thắng?

Gợi ý trả lời:

Biển hiện ra rộng, xanh ngắt và chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu

Câu 3: Thắng đã chú ý đến con vật gì trên bãi biển.

Gợi ý trả lời:

Thắng chú ý đến con còng gió trên bãi biển

Câu 4: Đóng vai Thắng, giới thiệu về Hải.

Gợi ý trả lời:

Hải là một người bạn tôi gặp ở biển khi đang chơi đùa bên bãi cát. Hải rất vui vẻ và thân thiện. Bạn ấy dẫn tôi đi dọc bờ biển, chỉ cho tôi Mũi Én, Ghềnh Ráng, …Chúng tôi hẹn gặp lại nhau vào chiều mai và Hải hứa sẽ rủ mấy bạn ra đá bóng cùng tôi và tắm biển nữa.

Câu 5: Theo em, cuộc gặp gỡ giữa Thắng và Hải hứa hẹn những điều gì thú vị tiếp theo?

Gợi ý trả lời:

Theo em, cuộc gặp gỡ giữa Thắng và Hải sẽ mở ra một tình bạn đẹp, Hải sẽ giúp Thắng có thêm thật nhiều trải nghiệm khi ở biển.

Các bạn sẽ cùng nhau chơi đá bóng trên bãi biển. Thắng sẽ kể cho các bạn nghe về Hà Nội.

Còn Hải cùng các bạn thì lại kể cho Thắng nghe những điều thú vị ở Quy Nhơn.

2. Đọc mở rộng

Câu 1: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về những hoạt động yêu thích của trẻ em (xem phim, xem xiếc, tham quan, dã ngoại…) và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 1: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về những hoạt động yêu thích của trẻ em (xem phim, xem xiếc, tham quan, dã ngoại…) và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Gợi ý trả lời:

Học sinh tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, …về những hoạt động của trẻ em (xem phim, xem xiếc, tham quan, dã ngoại, …) và viết phiếu đọc sách theo mẫu ở trên.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

– Tên bài: Tủ sách của bạn Sắc

– Tác giả: A-mi-xi

– Tên cuốn sách: Những tấm lòng cao cả

Điều mới là em biết được: Những vẻ đẹp của cuộc sống Điều em muốn biết thêm sau khi đọc: Cách vẽ một bức tranh đẹp
Mức độ yêu thích: *****

Câu 2: Chia sẻ với bạn về những chi tiết em thích nhất trong bài.

Câu 2: Chia sẻ với bạn về những chi tiết em thích nhất trong bài.

Gợi ý trả lời:

Bài thơ mà tớ đã đọc được có tên là Bé tập vẽ. Qua bài thơ, tớ thấy những sự vật xung quanh mỗi người có rất nhiều màu sắc khác nhau.

3. Luyện tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Xếp các từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp.

a) Ở bờ ao nhà tôi có một bụi kim ngân. Cứ vào dịp tháng Năm, từ các kẽ lá nảy ra từng chùm hoa hai bông, một bông màu vàng, một bông màu trắng, nhỏ xíu, thơm ngát.

(Theo Trần Hoài Dương)

b) Nai con có bộ lông màu nâu nhạt, mịn màng, bốn cẳng cao nghều như là đi trên những đôi cà kheo. Cái đầu dàinhỏ, hai tai vểnh lên.

(Nguyệt Ánh)

Câu 1: Xếp các từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp.

Gợi ý trả lời:

– Từ ngữ chỉ màu sắc: vàng, trắng, nâu nhạt

– Từ ngữ chỉ hình dáng, kích thước: nhỏ xíu, cao nghều, dài, nhỏ

– Từ ngữ chỉ hương vị: thơm ngát

Câu 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm theo ba nhóm nêu trên và đặt câu với 2 – 3 từ ngữ tìm được.

M: Hoa mướp màu vàng rực rỡ

Gợi ý trả lời:

– Những từ ngữ chỉ đặc điểm:

  • Từ ngữ chỉ màu sắc: xanh, ửng hồng, đỏ thắm, trắng tinh, đen sì,vàng ươm, hồng, xanh ngắt,…
  • Từ ngữ chỉ hình dáng, kích thước: nhỏ nhắn, cao lớn, tròn trịa, thấp bé,…
  • Từ ngữ chỉ hương vị: ngọt ngào, đắng ngắt, mặn, ngọt,…

– Đặt câu:

+ Cánh đồng lúa đang trong mùa gặt, từng ruộng lúa vàng ươm báo hiệu một mùa màng bội thu.

+ Gió lên, những cánh diều bay cao vút.

+ Vị ngọt của chiếc kẹo béo chị Lan cho khiến tôi cảm thấy vừa vui vẻ vừa ấm áp.

Câu 3: Dựa vào tranh, chọn từ thích hợp thay cho ô vuông.

Câu 3: Dựa vào tranh, chọn từ thích hợp thay cho ô vuông. câu hỏi

Gợi ý trả lời:

Câu 3: Dựa vào tranh, chọn từ thích hợp thay cho ô vuông. trả lời

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Quan sát tranh, kể lại các hoạt động trong từng tranh.

Câu 1: Quan sát tranh, kể lại các hoạt động trong từng tranh.

Gợi ý trả lời:

– Tranh 1: cả gia đình lên tàu đi ra biển

– Tranh 2: cả gia đình chơi đùa vui vẻ trên bãi cát

– Tranh 3: cả gia đình đang tắm biển

– Tranh 4: cả gia đình đang đi dạo trên biển vào buổi tối

Câu 2: Kể lại một hoạt động em đã làm cùng những người thân trong gia đình.

G:

Câu 2: Kể lại một hoạt động em đã làm cùng những người thân trong gia đình.

Gợi ý trả lời:

Cuối tuần, em cùng bố và mẹ đi dã ngoại tại công viên Yên Sở. Sáng sớm, bố chở mẹ và em đến công viên bằng ô tô. Đến nơi, em cùng bố mẹ dọn đồ để chuẩn bị cho buổi dã ngoại.

Bố thuê 2 chiếc xe và em được đạp xe cùng bố mẹ xung quanh công viên rất vui.

Một lát sau, cả gia đình em nấu nướng để chuẩn bị cho bữa trưa. Ăn xong, gia đình em nghỉ ngơi rồi chiều trở về nhà.

Sau chuyến đi chơi em cảm thấy rất vui vì có thêm được những trải nghiệm mới bên gia đình.

Câu 3: Viết 3 – 4 câu về những điều em đã kể theo gợi ý a, b hoặc c ở bài tập 2.

Gợi ý trả lời:

Trong buổi dã ngoại, em được cùng bố mẹ đạp xe xung quanh công viên.Đây là hoạt động em rất thích, giúp em vừa rèn luyện thể thao, vừa được thư giãn sau những giờ học tập trên trường. Em cảm thấy rất vui vì lần đầu tiên được đi đạp xe ở một nơi thoáng mát thế này.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

29/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024