Bài 4: Ruộng bậc thang ở Sa Pa Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 1 » Bài 4: Ruộng bậc thang ở Sa Pa Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 4: Ruộng bậc thang ở Sa Pa” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi.

Nội dung được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải bài tập hiệu quả.

Câu 1: Quan sát tranh vẽ cảnh vùng cao

Câu 1 trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

  1. Hình ảnh nào trong tranh khiến em chú ý nhất?
  2. Em có thích cảnh vật trong tranh không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

a) Hình ảnh em chú ý nhất là: những thửa ruộng bậc thang xanh ngắt, cây đào nở hoa rực rỡ.

b) Em thích nhất hình ảnh ruộng bậc thang. Vì thửa ruộng ở đây rất đặc biệt, nó không bằng phẳng mà xếp thành từng bậc như cầu thang, trải dài khắp các ngọn đồi.

Câu 2: Đọc

Câu 2 trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Câu 3: Trả lời câu hỏi

  1. Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt?
  2. Ruộng bậc thang có từ bao giờ?
  3. Ai đã tạo nên những khu ruộng bậc thang?

Câu 3 trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

a) Vào mùa lúa chín, Sa Pa có vẻ đẹp rực rỡ của ruộng bậc thang, một màu vàng trải dài bất tận.

b) Ruộng bậc thang đã có từ hàng trăm năm nay.

c) Ruộng bậc thang được tạo nên bởi đôi bàn tay chăm chỉ, cần mẫn của những người H’mông, Dao, Hà Nhì,… sống ở Sa Pa.

Câu 4: Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông

Câu 4 trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

a) tờ lịch – yêu thích – tối mịt

b) cách xa – túi xách – chênh chếch

Câu 5: Hát một bài hát về quê hương

Hướng dẫn trả lời:

Em có thể tham khảo một số bài hát: Quê hương tuổi thơ tôi, Làng Chăm quê em, Miền biển quê em, Em yêu mùa hè quê em,…

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bạn có từng phân vân giữa đột xuất hay đột suất khi viết hay nói chuyện hằng ngày? Đây là một trong những lỗi chính tả phổ biến mà nhiều…

01/04/2025

Trong tiếng Việt, có nhiều cặp từ dễ gây nhầm lẫn do cách phát âm vùng miền. Một trong số đó là trông con hay chông con. Bài viết này…

31/03/2025

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai từ “trấn an” và “chấn an”, khiến việc sử dụng sai chính tả không ít lần xảy ra. Bài viết này sẽ giúp…

28/03/2025