Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 4: Tết đến rồi – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.
1. Đọc
Câu 1: Nói những điều em biết về ngày Tết.
Trả lời:
– Tết là dịp bắt đầu cho một năm mới, là ngày lễ lớn nhất trong năm của nước ta.
– Ngày Tết, người lớn thường tặng cho trẻ em những bao lì xì may mắn.
– Các loài hoa, loài cây đặc trưng cho ngày Tết thường là hoa đào, hoa mai, cây quất,…
– Đêm 30 Tết mọi người đón giao thừa, xem bắn pháo hoa.
– Tết có những món ăn: bánh chưng bánh giầy, bánh tét,…
– Mọi người đi chúc Tết.
Câu 2: Đọc
Từ ngữ:
Đặc trưng: đặc điểm riêng, tiêu biểu.
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài đọc.
Trả lời:
Sắp xếp theo trật tự sau: (2) – (4) – (1) – (3).
Câu 2: Người ta dùng những gì để làm bánh chưng, bánh tét?
Trả lời:
Người ta dùng lá dong để gói bánh chưng, lá chuối để gói bánh tét. Còn phần nhân bánh thì cả hai loại bánh đều làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn.
Câu 3: Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em?
Trả lời:
Người lớn khi tặng bao lì xì cho trẻ em mong ước các em sẽ mạnh khỏe, giỏi giang.
Câu 4: Em thích những hoạt động nào của gia đình em trong dịp Tết?
Trả lời:
Trong dịp Tết em thích các hoạt động của gia đình em như: gói bánh chưng; xem Táo quân; đón giao thừa, xem bắn pháo hoa; sang nhà ông bà, đi chúc Tết,…
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả:
- Hoa mai
- Hoa đào
Trả lời:
a) Từ ngữ miêu tả hoa mai: rực rỡ sắc vàng.
b) Từ ngữ miêu tả hoa đào: màu hồng tươi, lá xanh, nụ hồng chúm chím.
Câu 2: Đặt một câu giới thiệu về loài hoa em thích.
M: Đào là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.
Trả lời:
– Hoa hồng là loài hoa có mùi hương rất thơm.
– Hoa mai là loài hoa đặc trưng cho mùa xuân ở khu vực miền Nam.
– Hoa đào sẽ nở đẹp và rực rỡ hơn trong cái lạnh của miền Bắc.
– Hoa mai nở rộ khi thời tiết ấm áp và có nắng.
– Vào dịp Tết, những gia đình miền Bắc thường trang trí phòng khách bằng một cành đào.
– Nhiều người yêu thích việc chơi hoa mận trong những ngày Tết.
– Khi xuân về, hoa tuyết mai trở thành loài hoa được nhiều người yêu thích.
– Vào mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực, phủ kín các con đường.
– Hoa giấy với những cánh mỏng manh như giấy, nở thành từng chùm trông như những chiếc đèn lồng nhỏ.
2. Viết
Câu 1: Nghe – viết:
Câu 2: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông.
Trả lời:
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.
(Theo Trần Đăng Khoa)
Câu 3: Chọn a hoặc b.
Trả lời:
a)
– Tiếng ghép với sinh: học sinh, sinh hoạt, sinh đẻ, sinh sôi, sinh nở, sinh viên,…
– Tiếng ghép với xinh: xinh xắn, xinh tươi,…
b)
– Từ ngữ có tiếng chứa uc: cục đá, một chục, chúc mừng, cúc áo, lúc trước, múc nước, chui rúc, bánh khúc,…
– Từ ngữ có tiếng chứa ut: trứng cút, chim cánh cụt, kẹo mút, rụt rè, ông bụt, lũ lụt, phút giây,…
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu:
Trả lời:
a) Từ ngữ chỉ sự vật: lá dong, gạo nếp, bánh chưng, nồi, củi, ghế, người, đũa, lửa, mẹt, gạo, chậu,…
b) Từ ngữ chỉ hoạt động: rửa lá dong, lau lá dong, đun bếp, luộc bánh, gói bánh, vớt bánh,…
c) Sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc làm bánh chưng:
(3) rửa lá dong – (4) lau lá dong – (1) gói bánh – (5) luộc bánh – (2) vớt bánh.
Câu 2: Hỏi – đáp về việc thường làm trong dịp Tết. Viết vào vở một câu hỏi và một câu trả lời.
M:
– Bạn thường làm gì vào dịp Tết?
– Vào dịp Tết, mình thường đi thăm họ hàng.
Trả lời:
Các em tham khảo các mẫu hỏi đáp sau:
– Mẫu 1:
- Bạn thường làm gì vào dịp Tết?
- Mình thường cùng bố mẹ đi xem chợ hoa.
– Mẫu 2:
- Bạn thường làm gì vào dịp Tết
- Mình thường cùng anh chị đi xem hội xuân.
– Mẫu 3:
- Bạn thường làm gì vào dịp Tết?
- Mình thường viết thư chúc mừng năm mới gửi ông bà, anh chị ở xa.
– Mẫu 4:
- Bạn thường làm gì vào dịp Tết?
- Tớ dọn nhà cùng mẹ, đi mua hoa đào cùng bố.
– Mẫu 5:
- Ngày mùng 1 Tết, bạn thường đi đâu?
- Tớ cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Đọc các tấm thiệp dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Mỗi tấm thiệp trên là của ai viết gửi đến ai?
- Mỗi tấm thiệp đó được viết trong dịp nào?
- Người viết chúc điều gì?
Trả lời:
a) Tấm thiệp 1 là của bạn Lê Hiếu viết gửi đến ông bà; tấm thiệp 2 của bạn Phương Mai gửi đến bố mẹ.
b) Hai tấm thiệp đó đều được viết trong dịp Tết.
c)
– Tấm thiệp 1, người viết chúc ông bà mạnh khỏe và vui vẻ.
– Tấm thiệp 2, người viết chúc bố mẹ mọi điều tốt đẹp.
Câu 2: Em hãy viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa.
Trả lời:
– Mẫu tấm thiệp 1:
Nhân dịp năm mới, tớ chúc bạn thật nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ và đạt được nhiều thành công mới trong cuộc sống. Mong rằng chúng ta sẽ luôn giữ vững tình bạn này và sớm có dịp gặp lại nhau.
Bạn thân,
Ánh Linh
– Mẫu tấm thiệp 2:
Nhân dịp năm mới, tớ chúc bạn luôn hạnh phúc, tràn đầy năng lượng và đạt nhiều thành tích tốt trong học tập. Mong rằng năm mới này sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui và những trải nghiệm đáng nhớ.
Thương mến,
Bá Kiên
4. Đọc mở rộng
Câu 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện về ngày Tết.
Câu 2: Chia sẻ với các bạn câu thơ hay trong bài thơ hoặc điều em thích trong câu chuyện.
Trả lời:
– Em thích nhất câu chuyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
– Trong câu chuyện, Lang Liêu đã được thần báo mộng để làm ra hai thứ bánh rất ngon, đặc trưng trong ngày tết là bánh chưng và bánh giầy.