Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1

Nội dung chính Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Câu chuyện kể về vai diễn công chúa và người dẫn chuyện của Giét-xi.

Mặc dù không được diễn vai công chúa nữa, nhưng Giét-xi đã nhận ra rằng mỗi người có một nét đẹp riêng, và vai người dẫn chuyện cũng rất phù hợp với cô.

1. Đọc

Câu 1: Sắm vai một loài hoa, em hãy giới thiệu về mình với các bạn.

Gợi ý trả lời:

  • Em là loài hoa gì?
  • Em có chiều cao như thế nào? Bông hoa của em có đặc điểm ra sao? (mùi hương, màu sắc, hình dáng)
  • Em nở vào lúc nào trong năm? Có bền không? Có ý nghĩa gì?
  • Mọi người có yêu quý em không?

Mẫu: Chào các bạn, tôi là hoa hồng. Tôi có bộ váy màu đỏ với mùi hương cơ thể thơm ngát. Những cánh tay lá của tôi có hình răng cưa xanh đậm. Mọi người hay gọi tôi là công chúa bởi tôi sở hữu một vẻ đẹp kiều diễm, xinh xắn.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện 1

Câu 2: Đọc Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với mỗi vai diễn được giao.

Gợi ý trả lời:

Thái độ của Giét-xi đối với mỗi vai diễn được giao:

– Với vai công chúa: Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè, Giét-xui vui lắm. Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe.

– Với vai người dẫn chuyện: Lời cô rất dịu dàng nhưng Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn!

Câu 2: Vì sao Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện?

Gợi ý trả lời:

Vì Giét-xi phải nhường vai diễn chính cho bạn.

Câu 3: Theo em, mẹ rủ Giét-xi cùng nhổ cỏ vườn để làm gì? Tìm câu trả lời đúng.

    A. Mẹ muốn dạy cho Giét-xi biết cách làm cỏ vườn.
    B. Mẹ muốn Giét-xi biết tên các loại hoa cỏ trong vườn.
    C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
    D. Mẹ muốn Giét-xi quên đi chuyện đóng kịch.

Gợi ý trả lời:

Câu trả lời đúng C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.

Câu 4: Đoán xem Giét-xi cảm thấy thế nào khi trò chuyện cùng mẹ.

Gợi ý trả lời:

Giét-xi đã không cảm thấy buồn khi trò chuyện với mẹ. Giét-xi cũng hiểu và trân trọng vai diễn người dẫn chuyện của mình hơn.

Câu 5: Em học được điều gì từ câu chuyện trên?

Gợi ý trả lời:

Bài học rút ra từ câu chuyện trên: Mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình, không có ai là mờ nhạt, không có giá trị so với người khác cả.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Tìm các danh từ chỉ người trong bài đọc Công chúa và người dẫn chuyện.

Gợi ý trả lời:

Các danh từ chỉ người trong bài đọc Công chúa và người dẫn chuyện: Cô giáo, Giét-xi, công chúa, bạn, mẹ, vai dẫn chuyện.

Câu 2: Viết 2 – 3 câu nêu nhận xét về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện”.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Nhân vật người mẹ trong câu chuyện đã giúp cho Giét-xi nhận ra một bài học thật ý nghĩa. Người mẹ hiền từ và luôn giúp đỡ, động viên con gái mình, khiến Giét-xi nhận ra: Mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình.

– Mẫu 2:

Em rất yêu quý người mẹ trong câu chuyện. Vì bà ấy rất thông minh và tinh tế. Khi thấy con buồn, bà đã khéo léo giải thích cho con hiểu bằng cách rủ con ra làm vườn, thay vì chỉ ngồi dạy dỗ một cách khô khan.

2. Viết: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 

Câu 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Lưu ý:

– Chọn cách giới thiệu câu chuyện gây được chú ý và nêu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.

– Trình bày rõ các lí do yêu thích câu chuyện và đưa dẫn chứng minh họa.

– Các câu trong đoạn văn được viết liên tục, không xuống dòng.

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình.

Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi.

Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời.

Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

Em tự đọc lại bài viết của mình, phát hiện các lỗi và sửa chữa.

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật:

G: – Thần đồng đất Việt

     – Danh nhân thế giới

Câu 1: Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật:

Gợi ý trả lời:

Những người có năng khiếu nổi bật:

– Thần đồng đất Việt: Mạc Đĩnh Chi, Trạng Quỳnh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…

– Danh nhân thế giới: Lin-côn, Na-pô-lê-ông, Ma-ri Quy-ri, Ê-đi-xơn, Niu-tơn, Anh-xtanh, Hê-len, Nô-ben,…

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: 🌸 …………………………………………………………………. Tác giả: 🌸 ………………………. Ngày đọc: 🌸 ……………..
Nội dung chính: 🌸 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lí do yêu thích câu chuyện: 🌸 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Gợi ý trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Sọ dừa Tác giả: dân gian Ngày đọc: 25/07/2024
Nội dung chính: Đây là câu chuyện kể về nhân vật trong lốt Sọ Dừa xấu xí nhưng có tài năng. Cậu làm công việc chăn bò cho nhà phú ông, lấy được cô Út làm vợ và thi đỗ trạng nguyên. Mặc cho sự ghen ghét đố kị của hai người chị vợ, hai vợ chồng Sọ Dừa vẫn vượt những thử thách éo le để đoàn tụ.
Lí do yêu thích câu chuyện: Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 3: Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện mà em đã đọc.

Gợi ý trả lời:

Học sinh trao đổi với các bạn của mình về nội dung câu chuyện đã đọc.

* Vận dụng

Kể với người thân những câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 11: Chuyện bên cửa sổ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

23/11/2024

Luyện tập tổng hợp kiến thức Toán lớp 5 với Bài 18: Luyện tập chung. Hỗ trợ giải bài, nắm vững kỹ năng tính toán, chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 10: Quả hồng của thỏ con – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

22/11/2024