Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Nỗ lực và niềm hạnh phúc vỡ òa qua những hình ảnh, bài học thú vị mà cô giáo mang đến đã được học sinh đón nhận, tiếp thu và cất thành lời trên môi những học sinh đặc biệt.

1. Đọc

Câu 1: Chơi trò chơi: Nghe từ ngữ, đoán âm thanh.

Cách chơi: Một bạn nêu từ ngữ chỉ âm thanh, một bạn đoán đó là âm thanh của sự vật, hiện tượng nào.

M: tí tách → tiếng mưa rơi.

Trả lời:

Một số âm thanh, hiện tượng:

  • lí nhí → tiếng người nói
  • róc rách → tiếng suối chảy
  • ào ào → tiếng mưa rơi
  • ồ ạt → tiếng nước chảy
  • bì bõm → tiếng bước chân
  • ò ó o → tiếng gà gáy
  • ùng ục → tiếng nồi nước sôi
  • tò tí te → tiếng thổi kèn
  • khúc khích → tiếng cười nhỏ
  • ầm ầm → tiếng thác đổ
  • xào xạc → tiếng lá reo,…

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc bài 5 tiếng hạt nảy mầm

❓ Trả lời câu hỏi

Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)?

Trả lời:

Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém) là: 

Vì động tác tay cô cụp mở để giảng bài, nói chuyện thay cho sử dụng giọng nói chính là cách giao tiếp của những người mất khả năng nghe hoặc nghe kém

Câu 2: Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì?

Trả lời:

Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là:

  • Các bạn không thể lắng nghe trực tiếp lời cô giáo giảng bài, và lời trò chuyện, nhận xét, tâm sự… của các bạn học.
  • Các bạn không thể lắng nghe những âm thanh trong cuộc sống xung quanh, mà phải tự tưởng tượng ra qua sư gợi mở của cô giáo.

Câu 3: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống?

Câu 3: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống?

Trả lời:

Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh của cuộc sống: – Hình ảnh:

  • cánh sẻ vụt qua song
  • con tàu biển buôn neo
  • ngôi sao mọc rừng chiều

– Âm thanh:

  • tiếng chim sẻ hót nắng vàng ánh ỏi
  • tiếng hạt nảy mầm
  • tiếng lá đọng trong vườn
  • tiếng sớm mai mẹ gọi
  • tiếng cuộc đời sâu vợi
  • tiếng vó ngựa ran vách đá
  • tiếng cánh vỗ chim non, diệu kì tiếng hót

Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú: lặng chăm, nhìn theo cô.

Giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn vì cô gợi ra cho các bạn rất nhiều hình ảnh đẹp, nhiều âm thanh hay trong trí tưởng tượng của các em. Làm các em học sinh học bài trong tâm thế tò mò, thích thú.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua 2 khổ thơ cuối?

Trả lời:

Qua 2 khổ thơ cuối, em thấy cô giáo của lớp học đặc biệt này là người tận tâm, đầy nhiệt huyết, mong mỏi học sinh học bài hiệu quả, dạy cho học sinh biết và phát âm được.

Sự chăm sóc và sự quan tâm của cô giáo đã tạo ra một môi trường học tập tích cực và động viên cho các bạn học sinh khiến cho họ cảm thấy được yêu thương, động viên trong quá trình học tập.

* Học thuộc lòng bài thơ.

2. Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ

Câu 1: Tìm các từ dùng để xưng hô trong mỗi đoạn dưới đây. Nhận xét về thái độ của người nói qua các từ đó.

Câu 1: Tìm các từ dùng để xưng hô trong mỗi đoạn dưới đây. Nhận xét về thái độ của người nói qua các từ đó.

Trả lời:

a)

– Các từ dùng để xưng hô: cu, mẹ con, cháu, bà.

– Nhận xét về thái độ của người nói: bà yêu quý và gần gũi với cháu và mẹ, giản dị đầy yêu thương và quan tâm.

b)

– Các từ dùng để xưng hô: ta, nhà ngươi, nô lệ, ngươi.

– Nhận xét về thái độ của người nói: kiêu ngạo, không tôn trọng người khác và cho mình ở thế thượng đẳng, hơn người.

Câu 2: Chọn các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào.

Câu 2: Chọn các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào.

Trả lời:

a) Chọn từ “ấy/đó/này” thay thế cho từ “bơi ếch”.

b) Chọn từ “thế/vậy” thay thế cho “cây lạc tiên ra quả quanh năm”.

c) Chọn từ “đó/ấy/này” thay thế cho “mây đen đã kéo đến đầy trời”.

Câu 3: Tìm đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và xác định mục đích sử dụng tương ứng với mỗi đại từ đó.

Câu 3: Tìm đại từ nghi vấn trong các câu dưới đây và xác định mục đích sử dụng tương ứng với mỗi đại từ đó.

Trả lời:

Đại từ nghi vấn trong các câu là:

  • Câu a. ai ➡️ Hỏi về người.
  • Câu b. thế ➡️ Hỏi về nguyên nhân.
  • Câu c. rồi ➡️ Hỏi về số lượng.
  • Câu d. bao giờ ➡️ Hỏi về thời gian.
  • Câu e. đâu ➡️ Hỏi về địa điểm.

3. Viết: ĐÁNH GIÁ, CHỈNH SỬA BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

Câu 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Trả lời:

Em nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Câu 2: Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

Trả lời:

Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm trong bài của bạn.

Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm trong bài của bạn.

Trả lời:

Em trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm trong bài của bạn.

Câu 4: Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.

Trả lời:

Em sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.

* Vận dụng

Câu 1: Ghi vào sổ tay những điều em học được về cách viết bài văn kể lại câu chuyện với các chi tiết sáng tạo.

Trả lời:

Em ghi vào sổ tay những điều em học được về cách viết bài văn kể lại câu chuyện với các chi tiết sáng tạo.

Câu 2: Tìm đọc một bài thơ viết về trẻ em.

Trả lời:

Em tìm đọc bài thơ viết về trẻ em.

Ví dụ:

– Bài thơ 1:

Trẻ em như búp trên cành

Trẻ sinh ra ở trên đời

Em thì sung sướng, em thời khổ đau

Như chồi mới nhú trên cây

Búp non dựa gốc biết đâu kén tìm

 

Trên đường phát triển lớn khôn

Cành, lá biết dồn dinh dưỡng bón chăm

Biết ngăn, bảo vệ cho mầm

Ăn đầy đủ chất, tinh thần an yên

 

Ngủ say, giấc ngủ thần tiên

Biết nghe sai, đúng ít phiền mẹ cha

Học từ gần đến nơi xa

Hành trang tri thức đơm hoa mỗi ngày

 

Là niềm mong ước xưa nay

Ngoan, tài như bác nhắc ta đồng hành:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Nguyễn Đình Hưng)

– Bài thơ 2:

Nhớ ghi vâng lời

Trẻ em đang tuổi thiếu nhi,

Em vui siêng học nhớ ghi vâng lời.

Như là chồi biếc non tươi,

Búp măng đất nước sáng ngời khắc ghi.

 

Trên trời mây trắng thầm thì,

Cành hoa rực rỡ mỗi khi nắng vàng.

Biết chơi siêng luyện nhẹ nhàng,

Ăn ngon mặc đẹp sẵn sàng sẻ san.

 

Ngủ ngon đầy đủ bình an,

Biết làm việc tốt ngập tràn yêu thương.

Học siêng yêu quý mái trường

Hành trang tu dưỡng nêu gương yêu đời.

 

Là thiếu nhi chẳng ham chơi,

Ngoan hiền thảo nghĩa cho đời tươi xanh.

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.

(Dương Quốc Nam)

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bài 29: Ngày – giờ, giờ – phút – Học cách đọc, viết và phân biệt giờ, phút, ngày trong bài học chi tiết này. Rèn luyện kỹ năng giải toán về thời gian hiệu quả.

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024

Giải Tiếng Anh lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống – Global Success giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức…

12/09/2024