Bài 5: Nhớ ơn Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 1 » Bài 5: Nhớ ơn Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 “Bài 5: Nhớ ơn” với đáp án chính xác và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi.

Nội dung được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải bài tập hiệu quả.

Câu 1: Quan sát tranh

  1. Các bạn nhỏ đang làm gì?
  2. Em hiểu câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ý nói gì?

Hướng dẫn trả lời:

a) Các bạn nhỏ đang ngồi ăn quả đào ngay dưới gốc cây đào.

b) Em hiểu câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ý nói rằng chúng ta cần phải biết ơn người đã tạo ra nó.

Câu 2: Đọc

Câu 2 trang 156 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Câu 3: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau

Câu 3 trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ: ao – đào, gốc – ốc, mò – đò, dây – cây.

Câu 4: Trả lời câu hỏi

  1. Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn những ai?
  2. Vì sao chúng ta cần nhớ ơn họ?
  3. Còn em, em nhớ ơn những ai? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

a) Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn: người cày ruộng, người đào ao, người vun gốc, người đi mò ốc, người chèo đò, người mắc dây, người trồng trọt.

b) Chúng ta cần nhớ ơn họ vì họ đã bỏ ra công sức, tạo nên bát cơm, đĩa rau muống, quả đào, con ốc, lái đò, bóng mát cho chúng ta sử dụng.

c) Còn em, em nhớ ơn bố mẹ vì đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc, nuôi nấng em. Em nhớ ơn thầy cô vì đã sắn sóc, dạy dỗ em nên người,…

Câu 5: Học thuộc lòng bài đồng dao

Nhớ ơn

Ăn một bát cơm

Nhớ người cày ruộng

Ăn đĩa rau muống

Nhớ người đào ao

Ăn một quả đào

Nhớ người vun gốc

Ăn một con ốc

Nhớ người đi mò

Sang đò,

Nhớ người chèo chống

Nằm võng,

Nhớ người mắc dây

Đứng mát gốc cây

Nhớ người trồng trọt.

(Đồng dao)

Câu 6: Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thầy cô

Câu 6 trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức Tập 2

Hướng dẫn trả lời:

Để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thầy cô, em cần phải học tập, rèn luyện thật tốt, đạt thành tích cao trong học tập, trở thành con ngoan trò giỏi để người thân, thầy cô vui lòng.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bạn có từng phân vân giữa đột xuất hay đột suất khi viết hay nói chuyện hằng ngày? Đây là một trong những lỗi chính tả phổ biến mà nhiều…

01/04/2025

Trong tiếng Việt, có nhiều cặp từ dễ gây nhầm lẫn do cách phát âm vùng miền. Một trong số đó là trông con hay chông con. Bài viết này…

31/03/2025

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai từ “trấn an” và “chấn an”, khiến việc sử dụng sai chính tả không ít lần xảy ra. Bài viết này sẽ giúp…

28/03/2025