Bài 6: Cây gạo – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 3 » Bài 6: Cây gạo – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 6: Cây gạo – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm rõ nội dung chính.

1. Đọc

Câu 1: Nói về đặc điểm nổi bật của một loài cây mà em quan sát được.

Gợi ý trả lời:

– Đặc điểm nổi bật của cây tre: cây cao thẳng đứng, thân chia thành từng đốt, rỗng ở bên trong, lá nhỏ, dài và mỏng, dù đã chết khô hay bị đốt cháy vẫn giữ nguyên dáng thẳng.

– Đặc điểm nổi bật của cây phượng: là cây cho bóng mát cao lớn, nở hoa đỏ rực vào mùa hè.

– Đặc điểm nổi vật của cây hoa đào: Vào mùa xuân, cây đồng loạt trổ hoa báo hiệu xuân về.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 6: Cây gạo SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 1Câu 2: Đọc Bài 6: Cây gạo SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 2

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Vào mùa hoa, cây gạo (hoa gạo, búp nõn) đẹp như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Vào mùa hoa:

  • Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng.
  • Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh sáng ánh nến trong xanh.
  • Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo:

+ Chào mào, sáo đậu, sáo đen, … đàn đàn lũ lượt bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

+ Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn và vui không thể tưởng được.

Câu 3: Vì sao trên cây gạo lại có “ngày hội mùa xuân”?

Gợi ý trả lời:

Trên cây gạo có “ngày hội mùa xuân” vì:

+ Hoa gạo nở nộ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh sáng ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

+ Thu hút chim muông. Chào mào, sáo đậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lượt bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn và vui không thể tưởng được.

Câu 4: Những hình ảnh nào cho thấy cây gạo lại mang vẻ đẹp mới khi hết mùa hoa?

Gợi ý trả lời:

Những hình ảnh nào cho thấy cây gạo lại mang vẻ đẹp mới khi hết mùa hoa: hết mùa hoa, cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.

Câu 5: Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa xuân. Vì vào mùa xuân, hàng ngàn bông hoa đua nhau nở rộ, chim muông thi nhau kéo đến. Gợi lên sự tưng bừng, rộn ràng của ngày xuân. Hình cảnh cây gạo lúc đó rất đẹp.

2. Viết

Phần Viết Bài 6: Cây gạo trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

3. Luyện tập

📝 Luyện từ và câu

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 1 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

a)

Những sự vật được so sánh với nhau là:

  • cây gạo – tháp đèn khổng lồ
  • bông hoa – ngọn lửa hồng tươi
  • búp nõn – ánh nến trong xanh

b)

Chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm: về hình thức bên ngoài:

  • kích thước (khổng lồ).
  • màu sắc (hồng tươi, trong xanh).

c)

Theo em, câu văn chứa hình ảnh so sánh khiến các hình ảnh trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Đồng thời câu văn đó giúp em dễ tưởng tượng và liên tưởng được các hình ảnh được miêu tả trong câu văn.

Câu 2: Ghi kết quả bài tập 1 vào vở theo mẫu sau:

Câu 2 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2
cây gạo như tháp đèn khổng lồ
bông hoa ngọn lửa hồng tươi
búp nõn ánh nến trong xanh

Câu 3: Quan sát tranh, tìm những sự vật có đặc điểm giống nhau (hình dạng, màu sắc,…). Đặt câu so sánh các sự vật đó với nhau.

Câu 3 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

Các em có thể tham khảo những câu so sánh sau:

  • Trăng tháng 7 tròn như quả bưởi vàng.
  • Bông hoa mào gà đỏ rực như chiếc mào gà.
  • Cây nấm xòe như chiếc ô nhỏ.

Câu 4: Cùng bạn hỏi – đáp về địa điểm diễn ra các sự việc trong đoạn văn sau:

Câu 4 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Gợi ý trả lời:

– Đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt ở đâu?

– Đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt ở dưới đất.

– Tấm mành che đung đưa, lách cách ở đâu?

– Tấm mành che đung đưa, lách cách trước hiên nhà.

– Em bé chợt giật mình tỉnh giấc ở đâu?

– Em bé chợt giật mình tỉnh giấc trong nhà.

✍️ Luyện viết đoạn

Câu 1: Quan sát tranh và nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật trong tranh:

Câu 1 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 1Câu 1 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 2

Gợi ý trả lời:

Bức tranh miêu tả một khu vườn rực rỡ với đủ loại hoa và cây ăn trái. Ở đây có những bông hoa hồng đỏ, hoa vàng rực, hoa xoài và những bông hoa trắng nhỏ nở xa xa. Trên các cành cây, những trái cây chín đủ màu sắc, màu cam của đu đủ và màu vàng của xoài.

Em thích ngắm nhìn những quả xoài vàng tươi. Dưới ánh nắng, sắc vàng của trái xoài càng rực rỡ hơn trên nền lá xanh. Mỗi loài cây đều mang lại giá trị tuyệt vời. Không chỉ cho con người hoa quả mà còn cung cấp không khí trong lành để duy trì sự sống.

Nhìn vào tán lá xanh mát, em hiểu rằng người nông dân đã bỏ nhiều công sức để chăm sóc chúng. Vì vậy mỗi chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ cây xanh.

Câu 2: Viết lại tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật theo ý c bài tập 1.

Gợi ý trả lời:

Em thích ngắm nhìn những quả xoài vàng tươi. Dưới ánh nắng, sắc vàng của trái xoài càng rực rỡ hơn trên nền lá xanh. Mỗi loài cây đều mang lại giá trị tuyệt vời. Không chỉ cho con người hoa quả mà còn cung cấp không khí trong lành để duy trì sự sống.

Nhìn vào tán lá xanh mát, em hiểu rằng người nông dân đã bỏ nhiều công sức để chăm sóc chúng. Vì vậy mỗi chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ cây xanh.

Câu 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt cây, sắp xếp ý,…).

4. Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… viết về cây cối, muông thú,…

Ví dụ:

Vận dụng trang 31 SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

29/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024