Bài 7: Những bức chân dung – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 7: Những bức chân dung – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 7: Những bức chân dung – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Văn bản nói về vẻ đẹp riêng của mỗi người, không ai giống ai và không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu nào. Bức chân dung đẹp là bức chân dung thể hiện được nét riêng biệt ấy.

1. Đọc

Câu 1: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì.

Câu 1: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì. câu hỏi

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì. trả lời

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 7: Những bức chân dung 1

Câu 2: Đọc Bài 7: Những bức chân dung 2

❓ Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.

Gợi ý trả lời:

Câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh là: “Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật.”

Câu 2: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh.

Gợi ý trả lời:

Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có điểm khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh là Màu Nước đã vẽ theo yêu cầu của Hoa Nhỏ: mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn, chứ không vẽ đúng như sự thật trước đó.

Câu 3: Đóng vai Màu Nước, thuyết phục các cô bé đồng ý để cậu vẽ chân dung giống người thật.

Gợi ý trả lời:

– Mẫu 1:

Em sẽ gọi Bông Tuyết và Mắt Xanh đến và đem hai tranh của các bạn ra để so sánh cho các bạn thấy và nói:

“Các em hãy nhìn tranh của Bông Tuyết và Mắt Xanh xem các em có nhận ra bạn ngay không? Dù Tuyết hay Xanh đều không có mắt to, lông mi dài hay miệng nhỏ nhưng các bạn vẫn đều rất đẹp đúng không nào.

Nếu ai cũng theo 1 tiêu chuẩn trên gương mặt thì tất cả mọi người đều giống nhau. Đó đâu phải vẻ đẹp của các em. Vẻ đẹp của các em chính là con người các em cơ!”

– Mẫu 2:

Các bạn ơi, mỗi chúng ta đều có một vẻ đẹp riêng. Nếu bạn nào cũng cố sửa lại theo ý thích, thì người được vẽ sẽ không phải là các bạn. Nó không còn là một bức chân dung nữa.

Hãy để mình vẽ các cậu với vẻ đẹp như mình đang nhìn thấy nhé. Khi đó, người trong tranh mới thực là các cậu.

Câu 4: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?

Gợi ý trả lời:

Các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng là vì khi xếp các bức tranh lại gần nhau ai cũng giống nhau, rất khó để nhận ra đâu là bức chân dung của mình.

Câu 5: Tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1 – 3 câu.

Câu 5: Tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1 - 3 câu.

Gợi ý trả lời:

– Sự việc đầu tiên: Bông Tuyết và Mắt Xanh được Màu Nước vẽ chân dung rất xinh đẹp và chân thực.

– Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác đều có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.        

– Sự việc cuối cùng: Khi xếp các bức chân dung cạnh nhau các cô bé nhận ra chúng hoàn toàn giống nhau, rất khó phân biệt.

2. Luyện từ và câu: QUY TẮC VIẾT TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Gợi ý trả lời:

– Tên cơ quan, tổ chức: Đài Truyền hình Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Tiểu học Ba Đình.

– Tên người: Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu.

Câu 2: Cách viết hoa tên của các cơ quan, tổ chức có gì khác với cách viết hoa tên người?

Gợi ý trả lời:

– Tên người: 

+ Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.

+ Tên hiệu, tên nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

– Tên cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Câu 3: Tách tên cơ quan, tổ chức dưới đây thành các bộ phận theo mẫu và nhận xét về cách viết hoa các bộ phận trong tên cơ quan, tổ chức.

M: Tập đoàn Điện lực Việt Nam → Tập đoàn / Điện lực /Việt Nam

   a. Trường Tiểu học Quang Trung

   b. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình

Gợi ý trả lời:

a. Trường/  Tiểu học/ Quang Trung

b. Nhà máy/ Thủy điện/ Hòa Bình

=> Quy tắc viết tên của các cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.

ảnh ghi nhớ bài 7: những bức chân dung

Câu 4: Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức theo gợi ý dưới đây:

Câu 4: Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức theo gợi ý dưới đây:

Gợi ý trả lời:

– Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Tiểu học Trung Yên, Trường Tiểu học Dịch Vọng A,…

– Tên một cơ quan, tổ chức: Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức,…

3. Viết: LẬP DÀN Ý CHO BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM

3. Viết: LẬP DÀN Ý CHO BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM

Câu 1: Thảo luận.

a. Xác định nội dung thảo luận.

Ví dụ: Xác định nội dung thảo luận về chủ đề 1.

a. Xác định nội dung thảo luận.

b. Tổ chức thảo luận theo nhóm.

b. Tổ chức thảo luận theo nhóm.

Lưu ý: Ghi chép kết quả thảo luận (ở bước 3).

Gợi ý trả lời:

a. Xác định nội dung thảo luận về chủ đề 1.

– Thời gian quyên góp: 15/07/2024

– Địa điểm quyên góp: phòng học Lớp 4A

– Cách thức quyên góp: sách báo

– Phân công nhiệm vụ:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Ngô Linh, Huyền Anh, Bảo Ngọc.

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Chí Kiên, Hà, Huy, Thắng.

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Hoài An, Trang, Sơn.

+ Đóng gói: Minh Kiên, Yến, Tài.

b. Các em tiến hành thảo luận theo nhóm.

Câu 2: Lập dàn ý.

Dựa vào các ý đã ghi chép, lập dàn ý theo mẫu.

Dựa vào các ý đã ghi chép, lập dàn ý theo mẫu.

Gợi ý trả lời:

Dựa vào các ý đã ghi chép, lập dàn ý theo mẫu. trả lời

Câu 3: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

– Báo cáo có đầy đủ các phần theo quy định.

– Kết quả thảo luận được thể hiện chính xác, rõ ràng.

* Vận dụng

Hỏi những người quanh em tên trường học, cơ quan mà mọi người đang học tập, công tác. Ghi lại tên các trường học, cơ quan đó.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 21: Nhà rông – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh nắm…

29/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 20: Tiếng nước mình – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học sinh…

28/11/2024

Khám phá bài học Bài 22: Phép chia số thập phân với hướng dẫn chi tiết, bài tập minh họa, và cách giải dễ hiểu giúp học sinh nắm vững kiến thức nhanh chóng!

27/11/2024