Cây xấu hổ có đặc điểm là cụp lá lại khi có tác động nhẹ của môi trường. Chính vì nhút nhát nên cây xấu hổ trong bài học đã không thể chứng kiến được chú chim xanh xinh đẹp bay tới.
Để không bỏ lỡ những điều đẹp đẽ trong cuộc sống ta cần phải có sự tự tin vào chính bản thân mình.
Hãy cùng kienthuctieuhoc.com tìm hiểu “Bài 7: Cây xấu hổ” – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 để hiểu rõ hơn về loài cây này nhé.
1. Đọc
Câu 1: Em biết gì về loài cây trong ảnh?
Trả lời:
Loài cây trong tranh là cây xấu hổ. Khi có ai chạm vào lá của cây, thì lá cây xấu hổ sẽ co lại.
Câu 2: Dựa vào tên bài đọc và tranh minh họa, em thử đoán xem loài cây này có gì đặc biệt?
Trả lời:
Lá cây sẽ co lại khi có ai chạm vào.
Câu 3: Đọc
Từ ngữ:
– Lạt xạt: tiếng va chạm của lá khô.
– Xôn xao: nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng một lúc.
– Xuýt xoa, cách thể hiện cảm xúc (thường là khen, đôi khi là tiếc) qua lời nói.
– Thanh mai: cây bụi thấp, quả mọng nước, trông như quả dâu.
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?
Trả lời:
Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại.
Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
Trả lời:
Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện một con chim xanh, toàn thân lóng lánh từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.
Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?
Trả lời:
Cây xấu nuối tiếc vì đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.
Câu 4: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?
Trả lời:
Câu văn cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại là: “Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh ấy quay trở lại?”
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?
Trả lời:
Từ ngữ chỉ đặc điểm là: đẹp, lóng lánh, xanh biếc.
Câu 2: Nói tiếp lời của cây xấu hổ
Mình rất tiếc (…)
Trả lời:
– Mình rất tiếc vì khi con chim xanh bay qua đã không tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp ấy.
– Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh.
2. Viết
3. Nói và nghe
Câu 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh
Trả lời:
– Tranh 1: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ và mưa xuân.
– Tranh 2: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ đã nảy mầm và gió xuân.
– Tranh 3: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ với mầm đã lớn và mặt trời.
– Tranh 4: Hạt đỗ đã lớn thành cây đỗ và mặt trời đang tỏa nắng.
Câu 2: Nghe kể câu chuyện
Câu 3: Chọn kể 1 – 2 đoạn theo tranh.
Trả lời:
- Tranh 1: Cô mưa xuân đến khi đỗ con nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp, cô đem nước đến cho đỗ con được tắm mát.
- Tranh 2: Cô gió xuân bay đến, thì thầm dịu dàng gọi đỗ con dậy. Đỗ con cựa mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo ngoài.
- Tranh 3: Bác mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp lay đỗ con, bác đã động viên, khuyên đỗ con vùng dậy, bác hứa sẽ sưởi ấm cho đỗ con.
- Tranh 4: Đỗ con đã vươn vai thật mạnh, trồi lên khỏi mặt đất, xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.