Nội dung chính Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Bộ sưu tập độc đáo với những món đồ phong phú, mỗi người có một cách sưu tầm riêng, tạo nên một “triển lãm” thú vị.
1. Đọc
Câu 1: Dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ, hãy đoán nội dung câu chuyện.
Trả lời:
Dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ, em đoán nội dung câu chuyện nói về một buổi triển lãm trong lớp học, có thầy giáo và các bạn.
Câu 2: Đọc
Từ ngữ:
- Triển lãm: trưng bày sản phẩm để mọi người xem.
- Phát thanh viên: người đọc tin, bài trên đài phát thanh, đài truyền hình.
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động gì? Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với hoạt động ấy?
Trả lời:
– Thầy Dương muốn cả lớp có một hoạt động vui và ý nghĩa. Mỗi bạn sẽ sưu tầm một món đồ. Ra Tết, chúng ta tổ chức triển lãm.
– Các bạn trong lớp có thái độ rất hào hứng, “ồ lên”, ai cũng cố gắng muốn có những bộ sưu tầm thật độc đáo.
Câu 2: Đóng vai Loan, kể lại quá trình nảy ra ý tưởng và thực hiện ý tưởng cho bộ sưu tập.
Trả lời:
– Mẫu 1:
Tớ cứ lo lắng mãi khi đi từ trường về nhà, lòng thầm nghĩ: “Mình phải nghĩ bằng được một bộ sưu tầm độc đáo!”.
Chợt về đến nhà, tớ thầy bố vẫn đang ngồi trên chiếc ghế như mọi ngày, tay bố thoạt nhấn vào chiếc băng ghi âm bài giảng, những tiếng nói vọng lên í ới: “em thưa thầy… em thưa thầy…”. “Ồ! liệu mình cũng có thể đi ghi âm lại giọng nói của cả lớp vào chiếc máy này để làm một bộ sưu tầm được chứ?” – tớ chợt nghĩ và mừng rên sung sướng.
Đến lớp, gặp bạn nào tớ cũng hẹn để chờ chực ghi lại giọng nói mọi người: “Cậu nói một câu chúc lớp mình đi!”; “Cậu nói gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi đó”. Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, tớ đã ghi âm xong rồi!
– Mẫu 2:
Sau khi nghe thầy đưa ra hoạt động sưu tầm để tổ chức triển lãm, tớ đã suy nghĩ mãi không biết nên sưu tầm gì.
Chợt thấy bố, vốn là giáo viên đang nghe lại băng ghi âm các bài giảng, tớ nảy ra ý tưởng sưu tầm giọng nói của cả lớp.
Tớ nhận ra rằng việc thu thập giọng nói có thể là một cách ý nghĩa để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt của lớp. Tớ mượn máy ghi âm của bố và gặp từng bạn trong lớp để thu âm những câu chúc.
Câu 3: Các bạn cảm thấy thế nào về bộ sưu tập của Loan?
Trả lời:
Các bạn cảm thấy:
- tò mò, sau đó vỗ tay như pháo ran
- một số bạn chồm hẳn người lên
- ai cũng háo hức chờ đến lượt mình
Câu 4: Theo em, vì sao thầy Dương cho rằng bộ sưu tập đó rất độc đáo?
Trả lời:
Theo em, thầy Dương cho rằng bộ sưu tập đó rất độc đáo vì các bạn thường chỉ sưu tầm những đồ vật quen thuộc, không có ai nghĩ tới giọng nói cũng có thể lập thành bộ sưu tập, thậm chí còn thu hút rất nhiều bạn trong lớp chú ý theo dõi.
Bộ sưu tập này giúp ghi lại dấu ấn riêng của từng thành viên trong lớp, thể hiện được tình cảm gắn bó và là kỉ niệm tuyệt vời khó quên của mọi người.
Câu 5: Nếu lớp em cũng tổ chức một buổi triển lãm giống lớp của Loan, em sẽ sưu tầm món đồ gì? Vì sao?
Trả lời:
– Mẫu 1:
Nếu lớp em cũng tổ chức một buổi triển lãm giống lớp của Loan, em sẽ sưu tầm những chữ kí tên của các bạn.
Vì em thấy chữ kí là của mỗi người, nhìn nét chữ có thể nhớ về người viết ra chữ đó, em sẽ luôn thương nhớ những người bạn của mình.
– Mẫu 2:
Nếu lớp em cũng tổ chức một buổi triển lãm giống lớp của Loan, em sẽ sưu tầm những bức ảnh hoặc video ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, những chia sẻ, câu chuyện của từng thành viên trong lớp.
Bởi những hình ảnh và video có thể ghi lại được nhiều thông điệp và cảm xúc, giúp mọi người nhớ lại những khoảnh khắc đáng nhớ và tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ hơn trong lớp.
2. Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (Tiếp theo)
Câu 1: Thực hiện các yêu cầu:
Trả lời:
a) Em chọn các từ dùng để xưng hô thích hợp với mỗi bông hoa:
– (4) Oát-xơn, nhìn xem, anh thấy cái gì?
– (5) Tôi thấy rất nhiều sao.
– (7) Nghĩa là chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn anh, anh nghĩ sao?
– (9) Theo tôi, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của chúng ta.
b)
- Đại từ thay thế trong câu 6 là: thế.
- Những đại từ có thể thay thế cho đại từ thế là: vậy, nó, như thế, như vậy.
c)
- Đại từ nghi vấn trong câu 8 là: sao.
- Có thể thay thế đại từ nghi vấn khác trong câu 8 bằng: gì, như nào, thế nào.
Câu 2: Dùng đại từ để thay thế cho những từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn dưới đây và cho biết việc dùng đại từ thay thế như vậy có tác dụng gì.
a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc Thành tặng tôi một quyền truyện tranh làm tôi rất xúc động.
b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài cái khung cửa mở rộng là một khu vườn xanh mát.
c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem phim hoạt hình.
Trả lời:
a) Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc này làm tôi rất xúc động.
b) Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài đó là một khu vườn xanh mát.
c) Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem nó.
→ Sử dụng các đại từ thay thế như vậy có tác dụng tránh lặp từ.
Câu 3: Đóng vai bác sĩ Oát-xơn trong câu chuyện Suy luận của Sơ-lốc Hôm, viết câu đáp lại lời của Sơ-lốc Hôm, trong đó có chứa một đại từ.
Trả lời:
– (5) Ồ, tôi đang thấy rất nhiều sao trên bầu trời kia.
– (7) Anh hỏi lạ thật! Tất nhiên chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn anh, bầu trời rất nhiều sao thì có nghĩa là gì?
3. Viết
Câu 1: Chuẩn bị.
– Đọc lại bản báo cáo trong hoạt động Viết ở Bài 6 để xác định các nội dung cần viết.
– Để chuẩn bị nội dung cho bản báo cáo, em cần tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua và lập bảng biểu thích hợp.
Trả lời:
Em đọc lại bản báo cáo trong hoạt động Viết ở Bài 6 để xác định các nội dung cần viết; tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua.
Câu 2: Viết.
G:
– Nếu viết báo cáo về hoạt động của tổ hoặc của lớp gửi thầy cô, em viết theo mẫu dưới đây:
– Nếu viết báo cáo về hoạt động của chi đội gửi thầy cô Tổng phụ trách Đội, em viết theo mẫu dưới đây:
Lưu ý:
– Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi ý trình bày.
– Trước khi viết báo cáo, nên lập bảng thống kê và tổng hợp số liệu về các công việc đã làm.
Câu 3: Đọc soát và chỉnh sửa.
G:
– Bản báo cáo có đầy đủ các phần theo quy định hay không?
– Các thông tin trong bản báo cáo có đảm bảo tính chính xác và được trình bày rõ ràng theo các mục hay không?
– Bảng biểu, số liệu có được trình bày rõ ràng, sạch đẹp hay không?
– Viết báo cáo công việc trang 39, 40 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5
Trả lời:
Em đọc soát và chỉnh sửa bài báo cáo của mình theo gợi ý.
* Vận dụng
Trao đổi với người thân:
- a. Những hoạt động em đã tham gia trong tháng vừa qua.
- b. Những mong muốn, dự định của em trong tháng tiếp theo.
Trả lời:
Em trao đổi với người thân:
a) Những hoạt động em đã tham gia trong tháng vừa qua: trực nhật lớp học; làm bài tập về nhà, giúp bố mẹ rửa bát, nấu cơm; chơi thể thao; học cờ vua; đi xem phim,…
b) Những mong muốn, dự định của em trong tháng tiếp theo: làm quà mừng sinh nhật cho bạn trong lớp; học nấu một món ăn mới; trồng một chậu cây nhỏ; viết nhật kí,…