Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 8: Lũy tre – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.
1. Đọc
Câu 1: Giải câu đố
Trả lời:
Cây gì mang dáng quê hương
Thân chia từng đốt, rợp đường em đi
Mầm non dành tặng thiếu nhi
Gắn trên huy hiệu, em ghi tạc lòng?
(Là CÂY TRE)
Câu 2: Đọc
Từ ngữ:
Bần thần: chỉ tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, nghĩ ngợi.
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.
Trả lời:
Những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc:
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó.
Câu 2: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?
Trả lời:
Câu thơ cho thấy tre cũng giống như người là “Tre bần thần nhớ gió”.
Câu 3: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh lũy tre được miêu tả vào những lúc nào?
Trả lời:
Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh lũy tre được miêu tả vào lúc chiều tối và đêm khuya.
Câu 4: Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?
Trả lời:
– Mẫu 1:
Em thích nhất hình ảnh: “Tre bần thần nhớ gió/Chợt về đầy tiếng chim” trong bài thơ. Vì tre cũng có tâm trạng giống như con người.
– Mẫu 2:
Em thích hình ảnh “Những trưa đồng đầy nắng – Trâu nằm nhai bóng râm”. Vì hình ảnh này miêu tả rất sinh động buổi trưa ngoài đồng mùa hè ở quê hương.
🔎 Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ: sớm mai, trưa, đêm, sáng.
Câu 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết.
Trả lời:
Những từ ngữ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, tuần, sáng, trưa, chiều, tối, phút, giây, trước đây, ngày mai,…
2. Viết
Câu 1: Nghe – viết: Lũy tre (3 khổ thơ đầu)
Câu 2: Chọn uynh hoặc uych thay cho ô vuông.
Trả lời:
– Các bạn chạy huỳnh huỵch trên sân bóng.
– Nhà trường tổ chức họp phụ huynh vào Chủ nhật.
Câu 3: Chọn a hoặc b.
Trả lời:
a)
Những hạt mưa li ti
Dịu dàng và mềm mại
Gọi mùa xuân ở lại
Trên mắt chồi xanh non.
(Theo Nguyễn Lãm Thắng)
b)
Bé đi dưới hàng cây
Chỉ thấy vòm lá biếc
Nhạc công vẫn mê say
Điệu bổng trầm tha thiết.
(Theo Nguyễn Lãm Thắng)
3. Luyện tập
📝 Luyện từ và câu
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
– Từ ngữ chỉ sự vật: bầu trời, ngôi sao, nương lúa, lũy tre, dòng sông.
– Từ ngữ chỉ đặc điểm: xanh, lấp lánh, vàng óng, trong sáng.
Câu 2: Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 để tạo 3 câu.
M: Bầu trời trong xanh.
Trả lời:
Các câu tạo được từ những từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 là:
- Ngôi sao lấp lánh
- Nương lúa vàng óng
- Dòng sông lấp lánh
- Lũy tre xanh
Câu 3: Hỏi – đáp về đặc điểm của các sự vật ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời.
M:
– Bầu trời thế nào?
– Bầu trời cao vời vợi.
Trả lời:
– Ngôi sao thế nào? → Ngôi sao lấp lánh.
– Dòng sông thế nào? → Dòng sông trong xanh.
– Nương lúa thế nào? → Nương lúa chín vàng óng.
– Bầu trời thế nào? → Bầu trời xanh biếc.
✍️ Luyện viết đoạn
Câu 1: Nói về việc làm của từng người trong tranh.
Tham khảo đoạn văn sau:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
(Theo Tô Hoài)
Trả lời:
– Người lớn khỏe mạnh đánh trâu ra cày bừa.
– Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
– Mấy cô bé, cậu bé bắc bếp, đốt lửa, thổi cơm.
– Các mẹ, các chị địu con nhỏ trên lưng, tay cầm gậy chọc lỗ gieo hạt.
– Các bác đốt rơm rạ khô.
– Các em nhỏ ngủ say trên lưng mẹ.
Câu 2: Viết 3 – 5 câu kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống.
Trả lời:
Chủ nhật vừa rồi ở khu phố em tổ chức buổi dọn dẹp vệ sinh. Em cùng mẹ và các cô chú trong xóm đã quét rác, thu gom lá khô dọc hai bên đường. Sau đó em và các bạn nhỏ trong xóm cùng nhau nhặt rác xung quanh các bồn cây.
Mọi người đều làm việc rất hăng hái, con đường trở nên sạch sẽ và thoáng mát hơn. Em cảm thấy vui vì đã góp phần giữ gìn môi trường sống của khu phố.
4. Đọc mở rộng
Câu 1: Tìm đọc một bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên. Trao đổi với các bạn suy nghĩ của em về bài thơ.
Trả lời:
Các em có thể tham khảo những bài thơ sau: Mùa xuân, mùa hè (Trần Đăng Khoa), Hoa cúc vàng (Nguyễn Văn Chương), Gọi hè (Nguyễn Lãm Thắng), Mùa thu của em (Quang Huy), Nắng (Lê Hồng Thiện), Mặt trời (Nguyễn Thị Tố Quyên),…
Câu 2: Viết vào vở một khổ thơ em thích.