Bài 8: Cầu thủ dự bị – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 2 » Bài 8: Cầu thủ dự bị – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

“Bài 8: Cầu thủ dự bị” – Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 kể về một chú gấu và những người bạn của nó. Ban đầu gấu không chơi bóng đá giỏi, di chuyển chậm và kỹ năng còn non kém nên chỉ có thể ngồi dự bị.

Tuy nhiên về sau, mọi đội bóng đều mong muốn gấu tham gia chơi cho họ. Tại sao lại như vậy?

Các em hãy đọc nội dung của bài “Cầu thủ dự bị” trong bài viết của kienthuctieuhoc.com để hiểu rõ hơn.

1. Đọc

Hoạt động khởi động

Hoạt động khởi động Bài 8: Cầu thủ dự bị

Câu 1: Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao gì?

Trả lời:

Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao: đá bóng. 

Câu 2: Em có thích môn thể thao này không? Vì sao? 

Trả lời:

Em rất thích chơi bóng đá. Vì môn thể thao này giúp em có sức khỏe tốt hơn.

Câu 3: Đọc

Câu 3: Đọc Bài 8: Cầu thủ dự bị

Từ ngữ:

– Dự bị: chưa phải là thành viên chính thức, nhưng có thể thay thế hoặc bổ sung khi cần.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Câu chuyện kể về ai?

Trả lời:

Câu chuyện kể về gấu con và các bạn của gấu con.

Câu 2: Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?

Trả lời:

Lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con vì gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt. 

Câu 3: Là cầu thủ dự bị, gấu con đã làm gì?

Trả lời:

Là cầu thủ dự bị, gấu con đã đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy nhanh để các bạn không phải chờ lâu. 

Câu 4: Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?

Trả lời:

Cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình vì gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Câu nào trong bài là lời khen?

Trả lời:

Câu văn là lời khen trong bài là: “Cậu giỏi quá!”.

Câu 2: Nếu là bạn của gấu con trong câu chuyện trên, em sẽ nói lời chúc mừng gấu con như thế nào? Đoán xem gấu con sẽ trả lời em ra sao?

Trả lời:

– Gợi ý nói lời chúc mừng gấu con:

+ Gấu con đá bóng giỏi quá! Cậu đã tiến bộ rất nhiều.

+ Tuyệt vời quá gấu con ơi! Cậu đá giỏi như một cầu thủ bóng đá vậy.

– Gợi ý câu trả lời của gấu con:

+ Cảm ơn lời khen của cậu. Mình còn phải cố gắng nhiều.

+ Cảm ơn cậu. Mình đã tập luyện chăm chỉ suốt thời gian qua. 

2. Viết

Câu 1: Nghe – viết

Câu 1: Nghe - viết Bài 8: Cầu thủ dự bị

Câu 2: Những tên riêng nào dưới đây được viết đúng?

Câu 2: Những tên riêng nào dưới đây được viết đúng?

Trả lời:

Những tên riêng được viết đúng là: Hồng, Hùng, Phương, Giang. 

Câu 3: Sắp xếp tên của các bạn học sinh dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái

Nguyễn Ngọc Anh

Nguyễn Mạnh Vũ

Phạm Hồng Đào

Hoàng Văn Cường

Lê Gia Huy

Trả lời:

Sắp xếp đúng tên của các bạn học sinh dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái: 

Nguyễn Ngọc Anh

Hoàng Văn Cường

Phạm Hồng Đào

Lê Gia Huy

Nguyễn Mạnh Vũ

Câu 4: Viết vào vở họ và tên của em và hai bạn trong tổ

Trả lời:

Ví dụ:

– Tên em là: Phạm Nhật Anh

– Hai bạn trong tổ:

  • Kiều Hà Trang
  • Phạm Minh Tuấn

3. Luyện tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Nói tên các dụng cụ thể thao sau

Câu 1: Nói tên các dụng cụ thể thao sau

Trả lời:

– Hình 1: Vợt và quả bóng bàn

– Hình 2: Vợt và quả cầu lông

– Hình 3: Quả bóng đá

Câu 2: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian

Câu 2: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian

Trả lời:

– Tranh 1: Bịt mắt bắt dê

– Tranh 2: Chi chi chành chành 

– Tranh 3: Nu na nu nống 

– Tranh 4: Dung dăng dung dẻ

Câu 3: Quan sát và đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh

Câu 3: Quan sát và đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh

M: Hai bạn chơi bóng bàn

Trả lời:

– Tranh 2: Hai bạn chơi cầu lông. 

– Tranh 3: Các bạn chơi bóng rổ. 

🔎 Luyện tập

Câu 1: Quan sát tranh và nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh

G:

– Hoạt động các bạn tham gia là gì?

– Hoạt động đó cần mấy người?

– Dụng cụ để thực hiện hoạt động là gì?

– Em đoán xem các bạn cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó.

Trả lời:

– Hoạt động các bạn tham gia là: kéo co, đá cầu, nhảy dây, cổ vũ. 

– Số người tham gia các hoạt động:

+ Nhảy dây: 3 người 

+ Đá cầu: 2 người

+ Kéo co: 8 người

+ Cổ vũ: 5 người

– Dụng cụ để thực hiện hoạt động: dây để nhảy dây, quả cầu để đá, dây để kéo co. 

– Cảm nhận của các bạn khi tham gia: vui, khỏe, thích thú,… 

Câu 2: Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã chơi ở trường

G:

– Hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia là gì?

– Em tham gia cùng với ai, ở đâu?

– Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

Trả lời:

– Mẫu 1:

Ở trường, em cùng các bạn chơi trò chơi kéo co. Chúng em chia làm 2 đội cầm 2 đầu sợi dây thừng.

Bên nào bị kéo về bên đối thủ sẽ bị thua. Trò chơi kéo co rất vui và thích thú.

– Mẫu 2: Ở trường, em thường chơi đuổi bắt với các bạn vào giờ ra chơi. Luật chơi rất đơn giản, chúng em sẽ lần lượt đóng vai người đuổi và người chạy cho nhau.

Chúng em chạy qua khắp sân trường. Kết thúc giờ ra chơi, tuy hơi mệt nhưng chúng em cảm thấy rất vui.

4. Đọc mở rộng

Câu 1. Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao

Câu 2: Kể cho các bạn nghe điều thú vị em đọc được

Đọc mở rộng Bài 8: Cầu thủ dự bị

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Luyện tập tổng hợp kiến thức Toán lớp 5 với Bài 18: Luyện tập chung. Hỗ trợ giải bài, nắm vững kỹ năng tính toán, chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 10: Quả hồng của thỏ con – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức…

22/11/2024