Bài 8: Đò ngang – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 4 » Bài 8: Đò ngang – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 8: Đò ngang – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Kể về câu chuyện của đò ngang và anh thuyền mành. Dù làm bất kỳ công việc gì và ở bất kỳ nơi đâu, luôn có những điều mới mẻ để học hỏi. Công việc của mỗi người đều rất có ích và đáng trân trọng.

1. Đọc

Câu 1: Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong bức tranh dưới đây.

Câu 1: Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây.

Gợi ý trả lời:

– Giống nhau: đều là con thuyền có thể chở người di chuyển trên mặt sông. Hoạt động dưới sự điều khiển của con người.

– Khác nhau:

+ Thuyền bên trái có kích thước nhỏ, diện tích bé, có vòm mái đen, không có cánh buồm, trông rất thô sơ. Di chuyển hoàn toàn nhờ vào sức người chèo thuyền.

+ Thuyền bên phải có kích thước lớn, diện tích lớn hơn, có cánh buồm màu đỏ, trông hiện đại hơn. Cánh buồm khi no gió sẽ giúp thuyền chạy nhanh, khỏe mà không cần người lái thuyền dùng sức.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc bài 8 đò ngang 1

Câu 2: Đọc bài 8 đò ngang 2

Từ ngữ:

Đăm chiêu: có vẻ đang phải băn khoăn, suy nghĩ.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang?

Gợi ý trả lời:

Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra một cách vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa.

Câu 2: Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Đò ngang nhận ra đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.

Câu 3: Theo em, thuyền mành muốn nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi.”?

Gợi ý trả lời:

Thuyền mành muốn nói với đò ngang rằng chỉ cần chúng ta có lòng ham học, mong muốn học hỏi thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể tìm học được những điều mới mẻ.

Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Việc học không bị giới hạn bởi một không gian hay thời gian nào vì thế do dù là những nơi tưởng chừng như nhỏ bé, quen thuộc nhất cũng chứa đựng nhiều bài học có giá trị.

Câu 4: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình bằng cách kể cho thuyền nan nghe về ý nghĩa của mình:

Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.

Câu 5: Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

  • A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.
  • B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.
  • C. Người chăm chỉ làm tốt công việc của mình sẽ được tôn trọng và yêu quý.

Gợi ý trả lời:

Có thể chọn 1 trong 2 đáp án A hoặc B.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A:

Câu 1: Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A: bài 8 đò ngang

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A: bài 8 đò ngang trả lời

Câu 2: Thành ngữ nào có thể thay cho bông hoa trong mỗi câu sau?

Câu 2: Thành ngữ nào có thể thay cho bông hoa trong mỗi câu sau?

Gợi ý trả lời:

a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, dám nghĩ dám làm, giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.

b. Lớp chúng em mỗi người một vẻ, chẳng bạn nào giống bạn nào.

c. Chị ấy miệng nói tay làm, nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.

2. Viết: VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM

Viết: VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM bài 8 đò ngang

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 7, viết báo cáo theo yêu cầu của đề bài.

Lưu ý: Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi kết quả thảo luận.

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa báo cáo.

a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi. 

a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi. bài 8 đò ngang

b. Chỉnh sửa lỗi báo cáo (nếu có).

Đọc lại bài viết của em và chỉnh sửa theo nhận xét của thầy cô

3. Đọc mở rộng

Câu 1: Đọc một câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách,… (câu chuyện trong cuốn sách em mang đến lớp hoặc mượn từ tủ sách của lớp, thư viện của trường)

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. bài 8 đò ngang

Gợi ý trả lời:

Em tìm đọc câu chuyện và điền vào phiếu thích hợp.

Ví dụ:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Hachiko chú chó đợi chờ Tác giả: Luis Prats
Ngày đọc: 25/07/2024 Nhân vật: Giáo sư Eisaburo Ueno và chú chó Hachiko
Nội dung chính: Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, khi chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông đến nhà ga tiễn ông đi làm và đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư qua đời, chú chó vẫn chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng không thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Đặc điểm nổi bật của nhân vật: sự trung thành và tình yêu thương
Điều em học được từ nhân vật: Sự trung thành, tình yêu thương của chú chó Hachiko.
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

Câu 3: Trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc.

G: Nói về những điều em đã ghi trong phiếu đọc sách hoặc những điều thú vị khác

Câu 3: Trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc.

Gợi ý trả lời:

Em thích chú chó Hichiko trong tác phẩm Hikachi chú chó chờ đợi. Câu chuyện không chỉ là đề cập đến sự trung thành của một chú chó đối với chủ nhân của mình mà còn là một tình bạn chân thành, đủ sức làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới.

* Vận dụng

Tìm trong từ điển thành ngữ một số thành ngữ nói về con người. Trao đổi với người thân về nghĩa của những thành ngữ đó và ghi vào sổ tay.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 11: Chuyện bên cửa sổ – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn học…

23/11/2024

Luyện tập tổng hợp kiến thức Toán lớp 5 với Bài 18: Luyện tập chung. Hỗ trợ giải bài, nắm vững kỹ năng tính toán, chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

22/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 10: Quả hồng của thỏ con – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

22/11/2024