Trong chương trình Toán Lớp 2, việc nắm vững các phép tính cơ bản là nền tảng quan trọng giúp các em học sinh phát triển kỹ năng tính toán sau này. Trong Bài 8: Bảng cộng (qua 10), các em sẽ được làm quen và thực hành với phép cộng các số có tổng lớn hơn 10. Hãy cùng kienthuctieuhoc.com khám phá và tìm hiểu cách để giải quyết những bài toán cộng qua 10 một cách dễ dàng và hiệu quả nhé!
Kiến thức cần nhớ
Bài học này giúp các bạn nhỏ:
- Cách thực hiện phép cộng qua 10
- Áp dụng bảng cộng (qua 10) dưới đây để giải các bài tập:
Dạng bài tập trong Bài 8: Bảng cộng (qua 10)
Dưới đây là một số dạng toán tiêu biểu mà trẻ có thể gặp:
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Các em dùng bảng cộng (qua 10) để giải các bài tập tính toán và điền số phù hợp vào chỗ trống.
Các em dùng bảng cộng (qua 10) để giải các phép tính và so sánh kết quả theo yêu cầu từ đề.
So sánh hai hoặc nhiều số có hai chữ số:
- Nếu hai số có cùng số hàng chục, thì số nào có hàng đơn vị cao hơn sẽ lớn hơn.
- Nếu hai số có số hàng chục khác nhau, thì số nào có hàng chục cao hơn sẽ lớn hơn.
Dạng 2: Toán đố
- Đọc và phân tích đề bài: Xác định các dữ liệu đã cho, số lượng tăng hoặc giảm và yêu cầu của bài toán.
- Tìm cách giải quyết: Khi đề bài yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả”, các em thường sử dụng phép cộng.
- Trình bày lời giải: Viết ra lời giải, các phép tính và đáp số của bài toán.
- Kiểm tra lời giải và kết quả vừa tìm được.
Bài tập minh họa
Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống?
Đáp án:
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống?
Đáp án:
Bài tập Sách giáo khoa
Bài số 1: Giải hoạt động câu 1 trang 33 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
9 + 5 = 14 | 8 + 3 = 11 | 7 + 7 = 14 |
6 + 6 = 12 | 7 + 6 = 13 | 9 + 4 = 13 |
Bài số 2: Giải hoạt động câu 2 trang 34 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
Ta có: 9 + 3 = 12 ; 8 + 9 = 17.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài số 3: Giải hoạt động câu 3 trang 34 SGK Toán 2 tập 1
Đáp án:
a) Ta có:
7 + 5 = 12 | 9 + 5 = 14 | 4 + 8 = 12 |
6 + 5 = 11 | 9 + 3 = 12 | 8 + 7 = 15 |
Mà: 12 = 12 = 12.
Vậy các đèn lồng ghi 7 + 5, 4 + 8, 9 + 3 có kết quả bằng nhau.
b) Các phép tính ở đèn lồng màu đỏ là: 7 + 5 ; 4 + 8 ; 6 + 5 ; 8 + 7.
Dựa vào câu a ta có:
7 + 5 = 12; 4 + 8 = 12;
6 + 5 = 11; 8 + 7 = 15.
So sánh các số ta có: 11 < 12 < 15.
Vậy đèn lồng ghi phép tính 8 + 7 có kết quả lớn nhất; đèn lồng ghi phép tính 6 + 5 có kết quả bé nhất.