Nội dung chính Bài 9: Bầu trời trong quả trứng – Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Câu chuyện kể về chú gà con, từ khi còn trong quả trứng đến lúc chui ra ngoài, thế giới của nó đã thay đổi hoàn toàn. Chú gà con vô cùng hân hoan và phấn khởi trước cuộc sống mới.
1. Đọc
Câu 1: Cùng nhau đóng vai nói lời trò chuyện của các chú gà con mới nở với chú gà còn ở trong quả trứng
Câu 2: Đọc
❓ Trả lời câu hỏi
Câu 1: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng?
Gợi ý trả lời:
Gà con kể với các bạn về bầu trời trong quả trứng: chỉ có một màu nâu, không có gió, không có nắng, không có lắm sắc màu.
Câu 2: Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài có gì khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng?
Gợi ý trả lời:
Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài quả trứng như sau: nhiều gió lộng, nhiều nắng reo, xanh đến thế.
Câu 3: Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Theo em, gà con thích cuộc sống bên ngoài hơn.
Vì ở đó gà con có mẹ, có thể tìm thức ăn, có thể nhìn thấy cuộc sống, nhìn thấy bầu trời thật xanh.
Câu 4: Đóng vai gà con trong bài thơ “Bầu trời trong quả trứng” kể tiếp những vui buồn của mình kể từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
Gợi ý trả lời:
Em đóng vai gà con, dựa vào tưởng tượng của bản thân để kể tiếp cuộc sống từ ngày sống dưới bầu trời xanh.
– Mẫu 1:
Từ ngày sống dưới bầu trời xanh, mỗi ngày của mình đều thật vui. Mở mắt ra, mình thấy bầu trời xanh, thấy nắng vàng, thấy ụ rơm thơm, thấy bãi cỏ tươi non.
Mình được mẹ yêu thương, dẫn đi kiếm mồi, ăn no thì nằm ngủ dưới lá khoai mát rượi. Mỗi ngày mình lại lớn thêm một chút. Mình mong bản thân sẽ lớn thật nhanh để được theo mẹ sang những khu vườn rộng hơn.
– Mẫu 2:
Từ ngày sống dưới bầu trời bên ngoài tôi càng cảm nhận được những điều mới lạ khác xa so với bầu trời màu nâu bên trong lớp vỏ trứng kia.
Đầu tiên, tôi cảm nhận được nhiều hơn tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho chúng tôi.
Không chỉ vậy, chúng tôi còn được thưởng thức nhiều thức ăn hơn ngoài giun dế là: rau xanh và nhiều loại thức ăn khác.
Ngoài ra tôi còn nhận thấy không chỉ có mỗi bầu trời có sắc màu xanh mát mà các sự vật xung quanh tôi cũng rực rỡ sắc màu.
Những ngày sống ở bầu trời bên ngoài tôi còn kết bạn được với nhiều loài vật khác như vịt, mèo, lợn,… Đây quả là một cuộc sống đầy thú vị.
Câu 5: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
- A. Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.
- B. Ai cũng sẽ khôn lớn, trưởng thành theo thời gian.
- C. Cuộc sống có vô vàn điều bất ngờ ở phía trước.
Gợi ý trả lời:
Đáp án đúng là A. Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.
2. Luyện từ và câu: ĐỘNG TỪ
Câu 1: Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp với người và vật trong tranh.
Gợi ý trả lời:
– Người: chạy, đi, cười, nói, vẫy
– Vật: hót, bay, đậu, bơi
Câu 2: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây có điểm gì chung?
Gợi ý trả lời:
Các từ được in đậm: yêu, lo, sợ đều là động từ chỉ những cảm xúc, trạng thái của con người trước các hiện tượng trong cuộc sống.
Câu 3: Tìm động từ trong các câu tục ngữ dưới đây:
- a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
- b. Thương người như thể thương thân.
- c. Uống nước nhớ nguồn.
- d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Gợi ý trả lời:
Các động từ được in đậm như sau:
- a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
- b. Thương người như thể thương thân.
- c. Uống nước nhớ nguồn.
- d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Câu 4: Dựa vào tranh ở bài 1, đặt câu có chứa 1 – 2 động từ.
Gợi ý trả lời:
Một số câu học sinh có thể tham khảo:
- Những bạn nhỏ chạy vội trên đường để kịp đến lớp trước giờ vào học.
- Chúng em cùng nhau đi học vào mỗi buổi sáng.
- Trước cổng trường, Lan đã đứng chờ sẵn, hào hứng vẫy tay chào chúng em.
- Cô giáo dặn dò chúng em phải nói chuyện lễ phép với người lớn.
- Con chim nhỏ thích thú bay qua tán bàng để tìm những chùm sim chín cạnh gốc cây.
- Đàn cá bơi lội tung tăng, khiến mặt nước gợn lên từng hồi sóng.
- Chú chuồn chuồn khẽ đậu lên cành lá sà trên mặt nước, trông như đang làm duyên để soi gương.
- Tiếng chim hót líu lo trên vòm cây khiến Hưng say sưa lắng nghe
- Các bạn nhỏ đang đi học.
3. Viết
Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
- a. Bài văn trên có mấy phần? Đó là những phần nào?
- b. Phần mở bài giới thiệu những gì?
- c. Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?
- d. Nêu những hoạt động được thuật lại ở thân bài theo đúng trình tự.
- e. Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?
- g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động
Gợi ý trả lời:
a) Bài văn trên có 3 phần:
– Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp.
– Thân bài: Trước giờ sinh hoạt …. tủ sách của lớp.
– Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình.
b) Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.
c) Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:
– Đoạn 1: Các bạn trong lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp.
– Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
– Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phong trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.
– Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp.
d) Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:
– Trước giờ sinh hoạt lớp:
+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ “Bầu trời trong quả trứng” , chú dế mèn từ cuốn truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
+ Các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.
– Trong giờ sinh hoạt lớp:
+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,..
+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.
e) Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.
g) Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động.
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
– Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)
– Cách sắp xếp các hoạt động
– Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc
4. Vận dụng
Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.