Bài 9: Trước cổng trời – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 5 » Bài 9: Trước cổng trời – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nội dung chính Bài 9: Trước cổng trời – Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Kết Nối Tri Thức: Con người và thiên nhiên hòa hợp, tạo nên một cuộc sống đầy màu sắc, vui vẻ và sôi động. Sự gắn kết này không chỉ làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn mà còn khiến lòng người thêm hạnh phúc.

1. Đọc

Câu 1: Theo em, vì sao cảnh vật trong bức tranh dưới đây được gọi là “cổng trời”?

Trả lời:

Cảnh vật trong bức tranh dưới được gọi là “cổng trời” vì: thác nước chảy ra từ núi đá, các ngọn núi xếp dần và để lộ giữa một khoảng hướng lên trời, trông giống như một chiếc cổng dẫn lên bầu trời.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 9: Trước cổng trời 1Câu 2: Đọc Bài 9: Trước cổng trời 2

Từ ngữ:

Nguyên sơ: còn nguyên vẻ tự nhiên như lúc ban đầu.

Vạt nương: mảnh đất dài và hẹp trên đồi núi để trồng trọt.

Triền: dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Dựa vào khổ thơ thứ nhất, hãy miêu tả khung cảnh “cổng trời” theo hình dung của em.

Trả lời:

Theo hình dung của em, “cổng trời” hiện ra đẹp và huyền ảo, hai bên vách đá đồ sộ như hai cánh cửa đá khổng lồ che trời; khoảng trời hiện ra rộng thênh thang, xanh non và đẹp lung linh; gió và mây dày đặc, quấn quanh những cánh cổng đá, lững thững che lấy một phần trời, ngụ ý mời người đến hãy bước vào cổng trời.

Câu 2: Từ cổng trời, cảnh vật hiện ra với những hình ảnh nào? Em thấy hình ảnh nào thú vị nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Từ cổng trời, cảnh vật hiện ra với những hình ảnh: cỏ hoa, con thác, đàn dê, cây, rừng, nắng, vạt nương, lúa chín, con người.

– Em thấy hình ảnh nào thú vị nhất:

  • Mẫu 1: Em thấy hình ảnh con người là thú vị nhất. Vì con người tuy nhỏ bé nhưng chăm chỉ, cần mẫn, rất nhiều người với nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống, xa lạ mà không cách lòng.
  • Mẫu 2: Em thấy hình ảnh “Suốt triền rừng hoang dã” là thú vị nhất. Vì nó khắc họa được hình ảnh những con suối nằm vắt vẻo, uốn lượn xen giữa khu rừng một cách nên thơ và có phần tinh nghịch, mới lạ.

Câu 3: Hình ảnh con người trong 2 khổ thơ cuối có những điểm chung nào?

Trả lời:

– Hình ảnh con người trong hai khổ thơ cuối: người Tày, người Giáy, người Dao.

– Điểm chung: đi gặt lúa, trồng rau, tìm măng hái nấm giữa rừng.

Câu 4: Theo em, điều gì đã khiến cho cảnh rừng sương giá như ấm lên?

Trả lời:

Theo em, điều khiến cho cảnh rừng sương giá như ấm lên là hình ảnh con người thấp thoáng, con người lao động cần cù chăm chỉ. Những con người giàu tình cảm, làm lụng vất vả là hình ảnh ấm áp giữa rừng toàn sương giá.

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ: Thiên nhiên trong cuộc sống hòa cùng con người.

* Học thuộc lòng bài thơ.

2. Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG NGHĨA

Câu 1: Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Câu 1: Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. bài 9

a) Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?

b) Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.

Trả lời:

a) Những từ in đậm trong đoạn văn thứ hai có nghĩa giống nhau: ban mai và sáng sớm.

b) Những từ in đậm trong đoạn văn thứ nhất có nghĩa gần giống nhau. Nét nghĩa khác nhau giữa chúng là: khuân, tha, vác, nhấc đều là hành động của con người tác động lên một đồ vật.

Nhưng mỗi hành động lại có cách tác động khác nhau:

  • Khuân: dùng tay đưa đồ vật nặng lên lưng và giữ trong quá trình di chuyển
  • Tha: dùng tay di chuyển đồ vật nặng, nhưng đồ vật vẫn nằm trên mặt đất trong quá trình đó
  • Vác: dùng tay đưa đồ vật nặng lên vai và giữ vững trong quá trình di chuyển
  • Nhấc: dùng tay kéo đồ vật lên khỏi mặt đất, sau đó để xuống, không di chuyển đi nơi khác

Câu 2: Tìm trong mỗi nhóm từ dưới đây những từ có nghĩa giống nhau.

     a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó

     b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia

     c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh

Trả lời:

a)

Những từ có nghĩa giống nhau là: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó.

b)

– Những từ có nghĩa chỉ núi: non sông, giang sơn, núi non.

– Những từ có nghĩa chỉ một quốc gia: đất nước, quốc gia.

c)

Những từ có nghĩa miêu tả trạng thái: yên bình, thanh bình, tĩnh lặng, yên tĩnh.

Ghi nhớ bài 9 trước cổng trời

Câu 3: Những thành ngữ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?

Câu 3: Những thành ngữ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?

Trả lời:

Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa là:

– Thức khuya dậy sớm: gồm các từ đồng nghĩa: thức và dậy.

– Ngăn sông cấm chợ: gồm các từ đồng nghĩa: ngăn và cấm.

– Thay hình đổi dạng: gồm các từ đồng nghĩa: thay và đổi; hình và dạng.  

Câu 4: Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.

Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1) (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2) (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3) (no nê/ no đủ), nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4) (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.

(Theo Vũ Hùng)

Trả lời:

     (1) bắt đầu

     (2) tốt tươi

     (3) no đủ

     (4) đói khát

3. Viết

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Bài 9: Trước cổng trời

     a. Bài văn trên tả gì?

     b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.

     c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.

Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.

     d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

a) Bài văn trên tả cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt.

b)

– Phần mở bài của bài văn là: từ “Đà Lạt là thành phố ngàn hoa” đến “thông mơ màng”. ➡️ Giới thiệu khái quát về phong cảnh ở Đà Lạt.

– Phần thân bài của bài văn là: từ “Nằm trên độ cao” đến “không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng”. ➡️ Tả lần lượt từng đặc điểm vẻ đẹp của Đà Lạt (vẻ đẹp do thiên nhiên ưu đãi, vẻ đẹp do con người tạo nên).

– Phần kết bài của bài văn là: từ “Thật không ngoa” đến hết. ➡️ Nhận xét về phong cảnh ở Đà Lạt.

c)

– Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự tự chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể nhằm tả từng vẻ đẹp của các cảnh vật.

– Từ ngữ được dùng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh là: nao lòng, dải lụa, trắng sáng, hùng vĩ, nên thơ, rì rào, thẳng tắp, ngút ngàn, thắm xanh, màu ngọc bích, lung linh biến ảo, pha lê, xanh tươi, muôn hồng nghìn tía, áo lụa rực rỡ, dễ chịu vô cùng.

d)

Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết bộc lộ cảm xúc, biểu cảm: “cảnh đẹp đến nao lòng”, “cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm”, “làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng”, “Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”.”.

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh.

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh.

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh:

– Phong cảnh được miêu tả phải đúng đề bài, chủ đề của bài văn. Phong cảnh phải được tả chi tiết, rõ ràng, sử dụng các từ miêu tả.

– Bố cục bài văn rõ ràng, chia từng đoạn với các nội dung kể tả.

–  Trình tự miêu tả nhất quán, tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.

– Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả phải cụ thể, tiêu biểu và dễ gây cảm xúc với con người.

– Làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh với cách dùng từ gợi cảm, so sánh dễ hình dung.

Ghi nhớ bài 9 trước cổng trời 2

* Vận dụng

Câu 1: Sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo,…).

Câu 2: Tìm đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 9: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức…

22/11/2024

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024