Bài 9: Vè chim – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Home » Tiếng Việt » Tiếng Việt lớp 2 » Bài 9: Vè chim – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn Bài 9: Vè chim – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Mời các bạn và phụ huynh cùng theo dõi.

1. Đọc

Câu 1: Nói về một loài chim mà em biết.

Câu hỏi Bài 9: Vè chim trang 39 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời:

Em tham khảo các câu trả lời sau:

  • Cú mèo: là loài chim có khuôn mặt như con mèo, ngủ ngày, ban đêm đi săn bắt chuột phá hoại mùa màng.
  • Chim chích bông: loài chim nhỏ, lông ở phần lưng, cánh màu xanh còn ở phần ngực bụng thì trắng ngà, rất chăm bắt sâu.
  • Tu hú là loài chim lông màu đen (con mái lông đen có đốm trắng), lớn hơn chim sáo, thường kêu và đầu mùa hè.

Câu 2: Đọc

Câu 2: Đọc Bài 9: Vè chim trang 39 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức 1Câu 2: Đọc Bài 9: Vè chim trang 39 Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức 2

Từ ngữ:

Đặc trưng: đặc điểm riêng, tiêu biểu.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Kể tên các loài chim được nhắc đến trong bài vè.

Trả lời:

Tên các loài chim được nhắc đến trong bài vè: gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.

Câu 2: Chơi đố vui về các loài chim.

M:

– Chim gì vừa đi vừa nhảy?

– Chim sáo.

Trả lời:

Em tham khảo các câu sau:

– Chim gì hay nói linh tinh? → Chim liếu điếu

– Chim gì hay nghịch hay tếu? → Chim chìa vôi

– Chim gì hay chao đớp mồi? → Chim chèo bẻo

– Chim gì hay mách lẻo? → Chim khách

– Chim gì hay nhặt lân la? → Chim sẻ

– Chim gì có tình có nghĩa? → Chim sâu

– Chim gì giục mùa hè đến mau? → Chim tu hú

– Chim gì nhấp nhem buồn ngủ? → Chim cú mèo

Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè.

M: chạy lon xon

Trả lời:

Từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè: chạy lon xon, đi, nhảy, nói linh tinh, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, giục hè đến mau,…

Câu 4: Dựa vào nội dung bài vè và hiểu biết của em, giới thiệu về một loài chim.

M:

– Tên loài chim: sáo

– Đặc điểm: vừa đi vừa nhảy, hót hay

Trả lời:

– Tên loài chim: liếu điếu → Đặc điểm: hay nói linh tinh.

– Tên loài chim: chìa vôi → Đặc điểm: hay nghịch hay tếu.

– Tên loài chim: chèo bẻo → Đặc điểm: hay chao đớp mồi.

– Tên loài chim: khách → Đặc điểm: hay mách lẻo.

– Tên loài chim: sẻ → Đặc điểm: hay nhặt lân la.

– Tên loài chim: sâu → Đặc điểm: có tình có nghĩa.

– Tên loài chim: tu hú → Đặc điểm: giục hè đến nhanh.

– Tên loài chim: cú mèo → Đặc điểm: nhấp nhem buồn ngủ.

* Học thuộc lòng 8 dòng đầu trong bài vè.

🔎 Luyện tập theo văn bản

Câu 1: Tìm những từ chỉ người được dùng để gọi các loài chim dưới đây:

Câu 1 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

Từ ngữ chỉ người được dùng để gọi các loài chim là: bác, em, cậu, cô.

Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ ở bài tập trên.

M: Bác cú mèo có đôi mắt rất tinh.

Trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

  • Em sáo xinh vừa đi vừa nhảy, trông đáng yêu lắm.
  • Cậu chìa vôi rất nghịch ngợm, hay bày trò vui trêu chọc mọi người.
  • Cô tu hú có giục mùa hè đến mau.

2. Viết

Phần Viết bài 9: Vè chim trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

3. Nói và nghe

Câu 1: Nghe kể chuyện.

Câu 1 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2

Trả lời:

– Tranh 1: Nhà vua tự hào vì có con chim quý.  

– Tranh 2: Nhà vua được tặng một con chim đồ chơi bằng máy. Vua và mọi người không để ý đến chim họa mi nữa. Chim họa mi buồn liền bay về rừng xanh. 

– Tranh 3: Con chim đồ chơi bị hỏng, mọi người tháo tung ra để sửa nhưng không được.  

– Tranh 4: Biết vua ốm, họa mi tìm về hoàng cung cất tiếng hót đầy cảm xúc giúp nhà vua khỏi bệnh.  

Câu 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

CẢM ƠN HỌA MI

(1) Ở vương quốc nọ, có vị vua rất giàu có. Nhưng điều khiến quốc vương tự hào nhất là ngài có một chú chim họa mi có tiếng hót trong như pha lê.

(2) Một hôm, có người tặng nhà vua một con mi bằng máy, mình dát kim cương lấp lánh. Hễ vặn dây cót là chim hót, cái đuôi vẫy vẫy ánh lên sợi vàng sợi bạc. Nó có thể hót ba mươi lần liên tục.

Mọi người đều thích nghe họa mi máy hót, không ai còn để ý đến hoa mi thật nữa. Thế là họa mi buồn bã, quay về chốn rừng xanh.

(3) Một ngày nọ, khi chim máy đang hót bỗng có tiếng kêu cạch… cạch… rồi ngừng hót hẳn. Người thợ đã tháo tung chim máy ra để sửa. Nhưng từ đó, tiếng chim máy hót cứ nghe rẹt rẹt.

(4) Vài năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng, khó mà qua khỏi. Một hôm, nhà vua bỗng thấy bọng họa mi ở cửa sổ lâu đài. COn chim bé nhỏ nghe tin nhà vua ốm nặng nên đã quay về. Tiếng họa mi hót đầy xúc cảm đã khiến nhà vua tỉnh lại:

– Cảm ơn họa mi yêu quý! Ta vô tình để chim ra khỏi hoàng cung, vậy mà chim vẫn quay về, cứu ta khỏi tay thần chết – Nhà vua khẽ nói.

– Ta không bao giờ quên giọt nước mắt của ngài khi lần đầu tiên nghe ta hót – Chim họa mi đáp.

Vận dụng

Đóng vai chim họa mi, kể cho người thân các sự việc trong câu chuyện trên.

Trả lời:

Mình là chim họa mi trong câu chuyện đó. Ban đầu, mình sống trong hoàng cung và thường xuyên hót cho nhà vua nghe. Tiếng hót của mình trong trẻo như pha lê khiến nhà vua rất tự hào.
Nhưng một ngày, có người tặng nhà vua một con chim họa mi lấp lánh, mỗi lần vặn dây cót là nó hót vang và cái đuôi vẫy ánh lên những tia vàng bạc. Từ đó, mọi người chỉ còn thích nghe chim máy hót, còn mình thì bị lãng quên, buồn bã trở về rừng.
Rồi thời gian trôi qua, con chim máy ấy bỗng dưng bị hỏng và không hót được nữa. Còn nhà vua thì lâm bệnh nặng, gần như không thể qua khỏi. Khi nghe tin, mình quyết định quay lại lâu đài, đến bên cửa sổ phòng của nhà vua và hót bằng tất cả trái tim mình.
Thật kỳ diệu, nhà vua dần dần tỉnh lại và đã cảm ơn mình rất nhiều. Mình cảm thấy rất vui vì dù bị lãng quên, mình vẫn có thể giúp nhà vua thoát khỏi bệnh tật.

Tác giả:

Là một nhà giáo trẻ đầy năng lượng và sáng tạo, tôi tự tin với khả năng truyền đạt kiến thức sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh luôn thấy hứng thú với việc học. Tôi thường xuyên tham gia xây dựng các bài học tương tác, các trò chơi giáo dục nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Khám phá Bài 17: Thực hành và trải nghiệm các đơn vị đo đại lượng cơ bản như mét, kilôgam, lít. Bài học thú vị giúp trẻ nắm vững kiến thức qua thực tế!

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024

Kienthuctieuhoc.com hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi trong Bài 7: Mặt trời xanh của tôi – Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các bạn…

21/11/2024