Nuôi dạy con là một hành trình dài với nhiều thử thách khó khăn. Cha mẹ đã biết cách dạy con nghe lời đúng chưa?
Bất kỳ ai làm cha mẹ cũng đều mong muốn con mình ngoan ngoãn và biết vâng lời.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với vấn đề này, hãy tham khảo ngay cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời dễ dàng trong bài viết sau.
🌻 1. Kiên nhẫn lắng nghe và không tranh cãi
Khi bé bướng bỉnh và không chịu nghe lời, cha mẹ không nên tranh cãi, tức giận hoặc đánh mắng.
Những hành động này không chỉ không hiệu quả mà còn làm tình hình tồi tệ hơn.
Thay vào đó phụ huynh nên lắng nghe và trò chuyện nhẹ nhàng với con, chú ý cẩn trọng trong cách giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Để bắt đầu cuộc trò chuyện với con, bố mẹ có thể đặt một số câu hỏi đơn giản như: Con đang gặp vấn đề gì? Bây giờ con muốn làm gì?
Những câu hỏi này sẽ giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn và nhận thấy sự quan tâm từ bố mẹ.
Trong quá trình trò chuyện, bố mẹ hãy kiên nhẫn tìm ra và cố gắng làm dịu đi nguyên nhân khiến con khó chịu.
Cách dạy con nghe lời tốt nhất là kiên nhẫn lắng nghe, kỷ luật mà không cần dùng đến bạo lực.
🌻 2. Cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời tuân thủ quy tắc
Cha mẹ nên đặt ra một số quy tắc trong gia đình rõ ràng, nhẹ nhàng giải thích để con hiểu và thực hiện theo.
Ví dụ: cha mẹ có thể đặt ra các quy tắc trên bàn ăn như: không làm vương vãi thức ăn, khi ăn phải chờ đủ thành viên trong gia đình, không nói chuyện khi nhai.
Những quy tắc này có thể được viết ra và dán ở những vị trí dễ thấy như: tủ lạnh, bàn học hoặc trong phòng ngủ, đảm bảo trẻ có thể đọc được hằng ngày.
Đặt ra các quy tắc rõ ràng, các bé sẽ tuân thủ để không vi phạm các quy định của cha mẹ.
🌻 3. Cách dạy con nghe lời bằng cách thực hiện những lời đã nói
Các bậc phụ huynh thường chỉ cảnh báo hậu quả nếu con phạm lỗi mà không có bất cứ hành động cụ thể nào, khiến trẻ nghĩ rằng chỉ nhận được lời cảnh báo mà không có hậu quả thực sự.
Vì vậy khi con phạm lỗi, cha mẹ cần thực hiện những điều đã nói để trẻ hiểu rằng hành động của mình sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào.
🌻 4. Cách xử lý khi con mắc lỗi
Mỗi khi con mắc lỗi, cha mẹ cần suy nghĩ kỹ về hành động của mình, điều này giúp cha mẹ kiểm soát cơn giận khi con làm điều sai trái.
Sau khi đã có phương án xử lý, cha mẹ cần chú ý đến cách ứng xử của mình và giải thích cho trẻ hiểu về lỗi lầm đó.
🌻 5. Khen con khi làm điều tốt
Thái độ và cách đối xử của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến việc trẻ có nghe lời hay không.
Để thay đổi sự bướng bỉnh của trẻ, cha mẹ nên động viên và khen ngợi khi con làm điều tốt, dù chỉ là những việc nhỏ.
Không nên chỉ chú ý đến lỗi lầm của con và đưa ra hình phạt khắt khe, mà hãy kiên nhẫn phân tích cho con hiểu.
Khuyến khích con làm điều tốt sẽ giúp trẻ nhận ra rằng đây là cách để nhận được sự chú ý và lời khen từ người khác.
Cha mẹ cũng có thể tặng con những phần thưởng nhỏ để tạo thêm động lực, đây là cách dạy con ngoan và biết nghe lời.
Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải thật kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu con mình.
Để nuôi dạy con đúng cách, tránh những sai lầm gây tổn thương cho trẻ, bạn nên tham gia các khóa học online.
Hãy luôn đồng hành cùng con để bé khỏe mạnh, vui vẻ và tự tin trong cuộc sống.
🌻 6. Tránh dùng lời nói tiêu cực
Cách dạy con nghe lời hiệu quả là cha mẹ nên sử dụng từ ngữ mang tính tích cực thay vì tiêu cực khi giao tiếp với con.
Đặt ra các quy định về những điều nên làm thay vì những điều không nên làm sẽ giúp trẻ phát triển suy nghĩ tích cực.
🌻 7. Kết nối với con mỗi ngày, làm gương cho con noi thoi
Mỗi ngày hãy kết nối với con bằng cách trò chuyện và lắng nghe những tâm sự, chia sẻ của con để hiểu con hơn.
Khi con tin tưởng và xem cha mẹ như những người bạn thân thiết, trẻ sẽ dễ dàng hợp tác và nghe lời hơn.
Những quy tắc mà cha mẹ đặt ra nên được áp dụng cho tất cả thành viên trong gia đình, không chỉ riêng trẻ.
Cha mẹ cần là hình mẫu trong việc tuân thủ các quy tắc này để con có thể noi theo.
Nếu cha mẹ thường xuyên mắc lỗi, trẻ sẽ không nghe lời và không học được những đức tính tốt từ cha mẹ.
Ngoài ra bố mẹ cũng nên tránh xảy ra xung đột, cãi vã trước mặt con để việc dạy con nghe lời hiệu quả hơn.
🌻 8. Kết nối tình yêu thương
Khi con cảm nhận được tầm quan trọng của mình trong gia đình, việc thay đổi cách cư xử sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng, nhưng nhiều phụ huynh lại bận rộn với công việc mà quên mất điều này.
Ngoài công việc, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho con. Khi ở bên con, hãy thể hiện tình yêu thương của mình.
🌻 9. Chia sẻ về những thay đổi
Nếu cha mẹ thấy các quy tắc hiện tại không hiệu quả, họ có thể thay đổi chúng. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đòi hỏi các quy tắc phù hợp.
Khi trẻ lớn lên, những quy tắc cũ cần được điều chỉnh. Thay đổi này cần được thông báo cho trẻ để trẻ hiểu và tuân theo.
🌻 10. Bỏ qua những đòi hỏi không thỏa đáng của con
Khi cha mẹ đáp ứng mọi yêu cầu của con, điều này có thể khiến trẻ trở nên khó bảo, bướng bỉnh và luôn nghĩ mình là trung tâm của gia đình.
Nếu trẻ quen với việc được đáp ứng mọi yêu cầu, khi không được như ý, trẻ sẽ cảm thấy tức giận, ăn vạ, hoặc la hét.
Cách dạy con nghe lời khoa học là cha mẹ nên bỏ qua những đòi hỏi không hợp lý của trẻ để trẻ hiểu không phải mọi yêu cầu đều được chấp nhận.
🌻 11. Đừng ép buộc trẻ làm điều chúng không thích
Mỗi bạn nhỏ đều có sở thích và nhu cầu riêng. Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân mình lên con.
Cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời này khiến trẻ không chịu nghe lời và có xu hướng nổi loạn khi trưởng thành.
🌻 12. Không bảo bọc trẻ quá mức
Dù trẻ ở độ tuổi nào, cha mẹ cũng nên dạy con tự lập từ những việc nhỏ nhất như tự mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân và tự ăn.
Khi lớn lên, trẻ sẽ tự chủ hơn trong cuộc sống, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.
Lời kết
Trên đây Kiến thức tiểu học đã chia sẻ những cách dạy con nghe lời mà không cần la mắng hay dùng roi vọt.
Chắc chắn với những thông tin hữu ích này, cha mẹ sẽ biết cách hướng dẫn con cái trở nên nghe lời và ngoan ngoãn hơn.
Hãy tham khảo thêm cách dạy con của người Nhật để có thêm nhiều gợi ý hữu ích khác nhé!