Kienthuctieuhoc.com sưu tầm và biên soạn ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 – Tiếng Việt Lớp 2 tập 2 Kết Nối Tri Thức giúp các em sẽ ôn tập giữa học kì 2 thật tốt.
Tiết 1 – 2
Câu 1: Ghép tranh với tên bài đọc phù hợp.
Trả lời:
Ghép tranh với tên bài học phù hợp như sau:
- Bức tranh 1 – Họa mi hót
- Bức tranh 2 – Chuyện bốn mùa
- Bức tranh 3 – Lũy tre
- Bức tranh 4 – Tết đến rồi
- Bức tranh 5 – Mùa vàng
- Bức tranh 6 – Hạt thóc
Câu 2: Đọc bài em thích và thực hiện yêu cầu sau:
a. Tìm trong bài đọc những câu văn, câu thơ hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật.
M: Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bùng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. (Bài Hoạ mi hót)
b. Nêu tên một nhân vật em yêu thích trong bài đọc và giải thích vì sao em yêu thích nhân vật đó.
Trả lời:
– Mẫu 1: Bài đọc Mùa vàng
a)
Câu văn hay nói về cây cối, loài vật, cảnh vật: “Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúc vàng dập dàn trải tới chân trời.”
b)
Nhân vật mà em yêu thích trong bài đọc là người nông dân. Em yêu thích họ vì họ là những người cần cù, chịu khó. Nhờ vào sự chăm chỉ của họ, chúng ta mới có được những cánh đồng xanh tươi và những loại trái cây thơm ngon.
– Mẫu 2: Bài đọc Cỏ non cười rồi
a)
Câu văn hay nói về cây cối, loài vật, cảnh vật: “Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.”
b)
Nhân vật em yêu thích trong bài đọc là chị én nâu. Em yêu thích chị vì chị là một nhân vật rất tốt bụng, có trái tim đầy ắp tình yêu thương. Nhờ sự chăm sóc và bảo vệ của chị én nâu, những thảm cỏ non đã không còn bị giẫm đạp và được giữ gìn nguyên vẹn.
– Mẫu 3: Bài đọc Chuyện bốn mùa
a)
Câu văn hay nói về cây cối, loài vật, cảnh vật: “Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.”
b)
Nhân vật em yêu thích trong bài đọc là nàng tiên Xuân. Em yêu thích nàng tiên Xuân vì mùa xuân là mùa mà em yêu thích nhất trong năm.
Đây là thời điểm muôn hoa đua nở rực rỡ, có ngày Tết Nguyên Đán, mang lại không khí vui tươi và đầm ấm.
– Mẫu 4: Bài đọc Họa mi hót
a)
Câu văn hay nói về cây cối, loài vật, cảnh vật:
- Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn.
- Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng hoạ mi hót, lấp lánh thêm.
- Da trời bỗng xanh hơn, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
- Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bùng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.
b)
Nhân vật em yêu thích trong bài đọc: chim họa mi. Vì tiếng hót của chim họa mi rất hay và tuyệt vời.
– Mẫu 5: Bài đọc Tết đến rồi
a)
Câu văn hay nói về cây cối, loài vật, cảnh vật:
- Hoa mai rực rỡ sắc vàng. Hoa đào thường có màu hồng tươi, xen lẫn lá xanh và nụ hồng chúm chím.
- Tết là dịp mọi người quây quần bên nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.
b)
Nhân vật em yêu thích trong bài đọc: bánh chưng, bánh tét. Vì đây là các món bánh rất ngon và ý nghĩa chỉ có vào dịp Tết.
Tiết 3 – 4
Câu 3: Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Chuyện gì xảy ra với cánh cam?
- Những ai đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam?
- Họ đã làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?
Trả lời:
a) Chuyện xảy ra với cánh cam là: cánh cam đi lạc mẹ, bị gió xô vào vườn hoang, không tìm thấy mẹ và đường về nhà.
b) Bọ dừa, xén tóc, cào cào đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam.
c) Họ đã đi tìm và mời cánh cam về nhà mình để an ủi cánh cam.
Câu 4: Nói và đáp lời trong các tình huống sau:
- An ủi, động viên bạn khi bạn bị mệt.
- Mời bạn đọc một cuốn truyện hay.
- Đề nghị bạn hát một bài hát trước lớp.
Trả lời:
a) An ủi, động viên bạn khi bạn bị mệt:
- Nói: “Bạn mệt lắm không? Bạn hãy nghỉ ngơi một chút nhé, bạn sẽ khỏe lại thôi!”
- Đáp: “Cảm ơn bạn, mình sẽ cố gắng nghỉ ngơi để mau khỏe lại.”
b) Mời bạn đọc một cuốn truyện hay:
- Nói: “Mình mới tìm được một cuốn truyện rất hay, bạn có muốn đọc chung với mình không?”
- Đáp: “Thật sao? Mình cũng thích đọc truyện lắm. Mình sẽ đọc cùng bạn nhé.”
c) Đề nghị bạn hát một bài hát trước lớp:
- Nói: “Bạn hát rất hay, bạn có thể hát một bài cho cả lớp nghe được không?”
- Đáp: “Mình sẽ cố gắng, hy vọng mọi người sẽ thích bài hát mình chọn.”
Câu 5: Tìm trong bài Cánh cam lạc mẹ từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi con vật (theo mẫu).
Trả lời:.
Con vật | Từ ngữ chỉ hoạt động |
Ve sầu | kêu ran |
Cánh cam | đi lạc, gọi mẹ |
Bọ dừa | dừng nấu cơm, bảo nhau đi tìm, nói |
Cào cào | ngưng giã gạo, bảo nhau đi tìm, nói |
Xén tóc | thôi cắt áo, bảo nhau đi tìm, nói |
Tiết 5 – 6
Câu 6: Quan sát tranh và tìm từ ngữ:
a. Chỉ sự vật
M: con thuyền
b. Chỉ màu sắc của sự vật
M: nâu
Trả lời:.
a)
Từ ngữ chỉ sự vật trong tranh: cây cối, dòng sông, bầu trời, bãi cỏ, con đường, đàn chim, đàn bò, con thuyền, lũy tre, đám mây, ngọn núi, bờ sông,…
b)
Từ ngữ chỉ màu sắc trong tranh: xanh dương, xanh lá mạ, trắng, đỏ, vàng, xanh sẫm, xanh non, cam, nâu,…
Câu 7: Đặt 2 – 3 câu với từ ngữ em tìm được.
M: Dòng sông uốn khúc quanh làng xóm.
Trả lời:.
Bức tranh về cảnh làng quê rất đẹp. Dòng sông xanh biếc. Hai bên bờ sông, cỏ xanh mơn mởn. Đàn bò thong dong gặm cỏ.
Câu 8: Chọn dấu câu phù hợp thay cho ô vuông.
Trả lời:.
Mặt trời thấy cô đơn, buồn bã vì phải ở một mình suốt cả ngày. Mặt trời muốn kết bạn với trăng, sao. Nhưng trăng, sao còn bận ngủ để đêm thức dậy chiếu sáng cho mặt đất.
Tiết 7 – 8
Câu 9: Nghe – viết: Cánh cam lạc mẹ (2 khổ thơ cuối).
Bọ dừa dừng nấu cơm
Cào cào ngưng giã gạo
Xén tóc thôi cắt áo
Đều bảo nhau đi tìm.
Khu vườn hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh cam về nhà tôi.
Câu 10: Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng:
– c | – k |
– g | – gh |
– ng | – ngh |
Trả lời:
– Từ ngữ bắt đầu bằng c: cục đá, lá cờ, chiều cao, cào cào, cần cù, con cá, cánh cổng, cân nặng, cứng cáp, công chúa, cứng cáp, quảng cáo, biển cấm, chim cánh cụt., cúc áo, căng thẳng, của cải, trứng cút,…
– Từ ngữ bắt đầu bằng g: cái gối, con gấu, gầm gừ, gấp chăn, gan dạ, gắn kết, gai nhọn, cố gắng, đứt gãy, cái gương, găng tay, gang tay, gay cấn, gò đất, nắng gắt, gập bụng, gà trống, gần gũi,…
– Từ ngữ bắt đầu bằng ng: ngọt ngào, ngứa ngáy, ngoan ngoãn, ngược lại, thơm ngon, ngang tàng, ngóng đợi, con ngan, thiên nga, ngô luộc, ngập ngừng, ngày mai, bà ngoại, ngưng lại, ngập úng, dấu ngoặc, ngủ trưa,…
– Từ ngữ bắt đầu bằng k: chữ kí, kéo co, khuôn khổ, kẹo ngọt, khám phá, kỳ thi, khu vườn, kiến thức, khẩn cấp, kỳ lạ, kim cương, kết thúc, kịch bản, khỏe mạnh, kỷ luật, khách sạn,…
– Từ ngữ bắt đầu bằng gh: ghế đá, ghi bàn, ghi chép, ghét bỏ, ghi danh, ghi chú, ghép hình, ghềnh đá, ghi âm, ghi nhận,…
– Từ ngữ bắt đầu bằng ngh: nghỉ ngơi, nghĩa tình, nghiêm trang, nghe nhạc, người nghèo, nghèo khổ, nghệ thuật, nghịch ngợm, nghĩ suy, nghẹn ngào,…
Câu 11: Viết 4 – 5 câu kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ.
G:
– Em đã giúp đỡ ai việc gì (hoặc ai đã giúp đỡ em việc gì)?
– Em (hoặc người đó) đã làm như thế nào?
– Em có suy nghĩ gì sau khi giúp đỡ (hoặc được giúp đỡ)?
Trả lời:
(1) Hôm qua, trong giờ ra chơi, em thấy bạn Minh bị ngã khi chơi đuổi bắt. (2) Minh đau và khóc vì đầu gối bị trầy xước. (3) Em liền chạy lại, đỡ bạn dậy và dẫn bạn vào phòng y tế để băng bó vết thương. (4) Sau khi được giúp, Minh cảm ơn em và nói rằng bạn thấy đỡ đau hơn nhiều. (5) Em rất vui khi có thể giúp bạn và cảm thấy mình đã làm được một việc tốt trong ngày hôm đó.
Tiết 9 – 10
Câu 12: Đọc bài sau.
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
Trả lời:
a) Trong câu chuyện, những sự vật được coi như con người là: Mây đen và mây trắng.
b) Mây trắng rủ mây đen bay lên cao.
c) Vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người.
d) Câu văn cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật: “Con người và vạn vật reo hò đón mưa.”
e) Các từ chỉ đặc điểm trong câu: xốp, nhẹ, xinh xắn.
g) Trên bầu trời cao rộng, mây đen, mây trắng đang rong ruổi theo gió.
Câu 13: Viết 4 – 5 câu kể một việc em thích làm trong ngày nghỉ.
G:
– Em thích làm việc gì? (đọc sách, xem phim, vẽ tranh, đến chơi nhà người thân,…)
– Em làm việc đó cùng với ai? Em làm việc đó như thế nào?
– Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
Trả lời:
– Mẫu 1:
Vào ngày nghỉ, em thích nhất là đọc những cuốn truyện tranh mà em yêu thích. Em thường đọc sách một mình trong phòng yên tĩnh để không bị ai làm phiền. Mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy và ăn sáng, em sẽ dành khoảng hai tiếng để đọc truyện. Em say sưa đọc từ trang này sang trang khác, đôi khi cười khúc khích vì những tình tiết hài hước trong truyện. Sau khi đọc xong, em cảm thấy rất vui vẻ và thư giãn, vì truyện tranh luôn mang lại cho em những giây phút thoải mái.
– Mẫu 2:
Ngày chủ nhật, em rất thích giúp mẹ chăm sóc vườn hoa sau nhà. Em và mẹ cùng nhau tưới nước cho hoa và nhổ cỏ. Buổi sáng, hai mẹ con bắt đầu tưới nước cho từng khóm hoa. Sau đó em giúp mẹ cắt tỉa những cành lá khô, nhổ bỏ cỏ dại xung quanh. Em cảm thấy rất vui khi giúp mẹ và nhìn những bông hoa nở rộ, khoe sắc trong vườn.